GIAO TIẾP KHIÊM NHƯỜNG - THU PHỤC NHÂN TÂM
“Hỏi han khiêm nhường” quan trọng thế nào?
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng mong muốn có những mối quan hệ tích cực hơn, muốn hiểu bản chất của tình hình hiện tại hoặc muốn trở nên có ích hơn. Tất nhiên là mọi người đều có lợi khi có được những mối quan hệ tốt đẹp, những cách tư duy mới và cuộc sống có nhiều giá trị hơn.
Tuy nhiên, những người ở vị trí lãnh đạo sẽ là đối tượng đặc biệt cần phải mài dũa những kỹ năng này, vì uy quyền và địa vị càng tăng thì việc đặt câu hỏi sẽ càng trở nên khó khăn hơn với họ. Văn hóa của chúng ta đề cao vai trò của người chỉ huy và lãnh đạo trong việc xác định hướng đi và quyết định chuẩn mực ứng xử của cả nhóm, mà những trọng trách này thường điều hướng đến hành vi nói hơn là hỏi.
Qua đó, họ chính là những người cần đến kỹ năng hỏi han khiêm nhường nhất, vì những nhiệm vụ phức tạp và sức ảnh hưởng lớn của họ đòi hỏi họ phải xây dựng những mối quan hệ tích cực, cởi mở và đáng tin cậy với cấp trên, cấp dưới và cả những người xung quanh. Như vậy, họ mới có thể tạo điều kiện cho đội nhóm của mình tiến bộ và hoàn thành nhiệm vụ một cách an toàn, hiệu quả hơn trước bối cảnh thế giới không ngừng thay đổi.
Sách “Giao tiếp khiêm nhường - Thu phục nhân tâm” sẽ giúp được gì trong giao tiếp hằng ngày?
Trong những chương đầu tiên, quyển sách này sẽ giải thích cặn kẽ về ý nghĩa thật sự của phương pháp hỏi han khiêm nhường trong cuộc sống thực tế hằng ngày.
Tiếp theo, quyển sách sẽ nhấn mạnh ý nghĩa của phương pháp này bằng cách so sánh hỏi han khiêm nhường với những hình thức đặt câu hỏi khác thường được áp dụng bởi các huấn luyện viên và những người mang trách nhiệm giúp đỡ người khác.
Quyển sách Humble Inquiry: The Gentle Art of Asking Instead of Telling này sẽ đào sâu vào những câu hỏi như: Những yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý nào đang cản trở chúng ta đón nhận và sử dụng phương pháp này? Nếu muốn hỏi han khiêm nhường thành công thì chúng ta phải quên đi những bài học nào và học lại những bài học nào? Nó cũng thảo luận về những tác động thường trực của văn hóa lên chúng ta, cũng như sẽ chứng minh cách mà văn hóa ngầm khuyến khích ta phát biểu ý kiến và cản trở việc hỏi han khiêm nhường.
Qua đó, quyển sách này cũng nói về những tương tác xã hội đang ngầm diễn ra trong những cuộc hội thoại của chúng ta, và phân tích kỹ hơn về những gì diễn ra trong nội tâm của chúng ta trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ lúc quan sát sự việc đến lúc phản ứng lại. Mục đích của những thông tin này là để giúp bạn hiểu được vì sao bạn thường không sử dụng kỹ năng hỏi han khiêm nhường khi cần đến nó, cũng như những bài học mà có thể bạn phải quên đi hoặc học lại để cải thiện kỹ năng xử lý tình huống khi trò chuyện.
Quyển sách “Giao tiếp khiêm nhường - Thu phục nhân tâm” này chắc chắn sẽ kích thích trí tò mò của bạn và hướng dẫn bạn bắt đầu hành trình ứng dụng phương pháp hỏi han khiêm nhường. Mỗi người chúng ta sẽ có cách ứng dụng phương pháp hỏi han khiêm nhường khác nhau – không có một công thức duy nhất. Và hành trình đó sẽ bắt đầu từ đây.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Saigon Books |
---|---|
Ngày xuất bản | 2022-08-08 00:00:00 |
Kích thước | 14 x 20.5 cm |
Dịch Giả | Nguyễn Ngọc Hân |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 220 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 8875309569816 |
7 thói quen hiệu quả robin sharma deep work lý thuyết trò chơi sách alpha books thôi miên bằng ngôn từ em muốn học thiết kế nhưng mẹ không cho tư duy phản biện đọc vị bất kỳ ai tôi tài giỏi bạn cũng thế người trong muôn nghề phân tích báo cáo tài chính tài chính phù thuỷ chứng khoán phân tích chứng khoán warren buffett sách chứng khoán nhà đầu tư thông minh tài chính cá nhân chứng khoán báo cáo tài chính tài chính dành cho người sợ số thịnh vượng tài chính tuổi 30 nguyên lý kế toán sách kinh tế rio book okr cha giàu cha nghèo hbr