Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm ghi chép truyện cổ Việt Nam được viết bằng chữ Hán, Nôm ra đời vào thời Lý-Trần. Sách gồm 2 quyển, 22 truyện. Không rõ tác giả, tương truyền là Trần Thế Pháp. Cũng như ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu LĨNH NAM CHÍCH QUÁI

Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm ghi chép truyện cổ Việt Nam được viết bằng chữ
Hán, Nôm ra đời vào thời Lý-Trần. Sách gồm 2 quyển, 22 truyện. Không rõ tác giả,
tương truyền là Trần Thế Pháp. Cũng như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái được
coi là một trong tác phẩm văn xuôi tự sự cổ nhất của Việt Nam còn lưu lại cho tới ngày
nay. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm không chỉ chiếm được tình cảm của các tác gia thời
trung đại thể hiện qua hàng chục văn bản mang tên Lĩnh Nam chích quái hiện còn, mà
còn hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu văn học trung đại ngày nay qua rất nhiều công
trình nghiên cứu có giá trị về Lĩnh Nam chích quái.

Chuyên luận Lĩnh Nam chích quái (Khảo luận - Dịch chú – Nguyên bản chữ Hán)
được hoàn chỉnh và bổ sung trên cơ sở Luận án Tiến sĩ Ngữ văn với nhan đề: Nghiên
cứu văn bản Lĩnh Nam chích quái do Nguyễn Thị Oanh thực hiện, GS.TS. Nguyễn
Ngọc San và cố PGS. Đặng Đức Siêu hướng dẫn, được Hội đồng Quốc gia chấm luận
án Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông qua vào ngày 22 tháng 10 năm 2005.
Chuyên luận Lĩnh Nam chích quái tập trung nghiên cứu các bản Lĩnh Nam chích quái
hiện đang được lưu trữ tại các Thư viện ở Hà Nội. Với quan điểm coi tất cả các bản
Lĩnh Nam chích quái còn lại là đối tượng cần được khảo cứu và xem xét kỹ lưỡng,
đặc biệt mối quan hệ "bà con" giữa chúng, công trình đã tập trung so sánh, đối chiếu và
phân loại Lĩnh Nam chích quái thành các nhóm bản; đi sâu tìm hiểu kỹ nhóm bản Lĩnh
Nam chích quái được các nhà nghiên cứu đi trước coi là cổ, xác định bản cổ và phác
họa quá trình truyền bản của Lĩnh Nam chích quái. Đi sâu lý giải một số đặc điểm
ngôn ngữ Hán văn và đặc điểm nội dung trong tác phẩm, so sánh với một số tác phẩm
Hán văn thời Lý-Trần.
Về bố cục, chuyên luận gồm 3 phần:
- Phần I: Nghiên cứu văn bản Lĩnh Nam chích quái;
- Phần II: Phụ lục;
- Phần 3: Nguyên bản chữ Hán.
Ở Phần I, ngoài Lời dẫn và phần Mở đầu, Kết luận, chuyên luận chia làm 5 chương:
- Chương 1: Văn bản học Hán Nôm và văn bản Lĩnh Nam chích quái - Một vài nhận
định;
- Chương 2: Phân loại và phác họa quá trình truyền bản của Lĩnh Nam chích quái;
- Chương 3: Một số đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm.
- Chương 4: Địa danh trong Lĩnh Nam chích quái A.2914;
- Chương 5: Một số đặc điểm về nội dung của tác phẩm.
Phần Phụ lục II gồm Dịch nghĩa - Khảo dị - Chú thích bản Lĩnh Nam chích quái liệt
truyện A.2914. Tiếp đó là bảng thống kê Địa danh, Nhân danh.
Phần Phụ lục III gồm nguyên bản chữ Hán LNCQ A.2914 hiện lưu giữ tại Viện Nghiên
cứu Hán Nôm.
Trong cuốn sách này “tác giả đã lược bỏ một số thao tác trường ốc của một luận án để
tập trung vào những thao tác học thuật cần có đối với một công trình khảo cứu dịch
thuật trong đó có sự khảo sát tất cả văn bản Lĩnh Nam chích quái hiện có, tìm hiểu tình
hình nghiên cứu Lĩnh Nam chích quái, củng cố hệ thống thao tác văn bản học cần có

để tiến tới lựa chọn hiệu đính xác định một văn bản tương đối chuẩn và tiếp theo là
công việc dịch thuật, chú giải. Trong công trình này có sự mở rộng kiến thức về mối
quan hệ giữa Lĩnh Nam chích quái với các thư tịch Hán Nôm liên quan đến văn học dân
gian có các truyền thuyết và ít nhiều có sự liên hệ so sánh Lĩnh Nam chích quái của
Việt Nam với Nhật Bản linh dị ký của Nhật Bản để giúp độc giả thoáng thấy bóng dáng
của tính chất đồng văn của văn hoá Việt-Nhật trong văn hoá Đông Á”.
- Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

“Dịch giả Nguyễn Thị Oanh là người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về chữ Hán - Văn
hóa chữ Hán của Đông Á. Đặc biệt, chị là người tiên phong đi vào nghiên cứu Văn học
thuyết thoại của Nhật Bản - trọng tâm là nghiên cứu so sánh thuyết thoại chữ Hán của
Việt Nam với thuyết thoại các nước Đông Á. Trước đây, chị đã dịch và xuất bản cuốn
Nhật Bản linh dị ký là tập thuyết thoại Phật giáo thời cổ đại của Nhật Bản,
được biên soạn vào khoảng đầu thế kỷ thứ 8 và cũng đã dịch và xuất bản nửa trước
[Quyển Thượng] và gần đây là nửa sau [Tập Hạ] của phần Bản triều cuốn Kim tích vật
ngữ tập (Tập truyện kể xưa nay) được coi là đỉnh cao của văn học thuyết
thoại Nhật Bản.
Cùng với kết quả như vậy, chị Oanh đã tập trung hết sức cho việc nghiên cứu với nhiều
chủ đề liên quan đến thuyết thoại. Chị cũng đã tham gia diễn giảng và phát biểu ở Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước khác. Các bài viết lần lượt được công bố
và là thành phần không thể thiếu trong nghiên cứu Đông Á. Không chỉ có vậy, chị còn
nghiên cứu các tác phẩm cổ điển của Việt Nam và mong muốn đi sâu nghiên cứu văn
bản, dịch và chú thích các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam.
Cách tiếp cận nghiên cứu sâu sắc của chị rất đáng được ngưỡng mộ.
Cuốn sách lần này của chị Oanh đã giải tỏa cơn khát về nghiên cứu Lĩnh Nam chích
quái. Chị đã phát huy tất cả các thành quả nghiên cứu từ việc thu thập đầy đủ dị bản
cho đến việc so sánh đối chiếu kỹ lưỡng bản gốc với các dị bản. Hy vọng tác phẩm này
sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu thuyết thoại Hán văn Đông Á từ nay về sau.”
- GS. TS. Komine Kazuaki, Giáo sư Danh dự Đại học Rikkyo

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CHEYENNE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông Ty TNHH Sách Và Truyền Thông Việt Nam
Ngày xuất bản2024-08-01 00:00:00
Kích thước16x24 cm
Loại bìaBìa cứng
Số trang720
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
SKU9310128392466
Liên kết: Mặt nạ dầu Ôliu Real Nature Olive The Face Shop (Mới)