Sách Thư Hiên Dịch Trường - CÁC CƠ SỞ CỦA SỐ HỌC Một khảo sát logic-toán về khái niệm số - GOTTLOB FREGE

Tác giả: Gottlob Frege | Xem thêm các tác phẩm Sách Khoa Học - Kỹ Thuật của Gottlob Frege
Sách & Tạp Chí > Sách > Khoa Học - Toán Học || Sách Thư Hiên Dịch Trường - CÁC CƠ SỞ CỦA SỐ HỌC Một khảo sát logic-toán về khái niệm số - GOTTLOB FREGE
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Thư Hiên Dịch Trường - CÁC CƠ SỞ CỦA SỐ HỌC Một khảo sát logic-toán về khái niệm số - GOTTLOB FREGE

Đây là cuốn sách đầu tiên từ THƯ HIÊN DỊCH TRƯỜNG. Nơi thai nghén sách vở Triết học tầm cao tới độc giả tầm cao. Ngay cả cuốn đầu tiên này cũng đầy chông gai cho bạn đọc.
GOTTLOB FREGE (1848-1925) là một nhà toán học, logic học và triết học vĩ đại. Là giáo sư toán tại đại học Jena (Đức), ông là sáng tổ của ngành triết học phân tích, triết học ngôn ngữ, và triết học toán học. Mặc dù vậy, tiếc thay, trong các lĩnh vực này rất ít người biết đến các công trình của ông. Thông qua các công trình của Bertrand Russell và Ludwig Wittgenstein, hai khuôn mặt triết gia khổng lồ của thế kỷ 20, thiên hạ mới biết đến tài năng lỗi lạc của ông.
***
CÁC CƠ SỞ CỦA SỐ HỌC
Một khảo sát logic-toán về khái niệm số
Tác giả: Gottlob Frege
Dịch giả: Huỳnh Duy Thanh
Nhà phát hành: Thư Hiên Dịch Trường
Khổ sách: 14.5 x 20.5 cm
Số trang: 246
Cân nặng: 300gr
Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng
Năm phát hành: 2022
***
Mối quan tâm chính của Frege là triết học toán học, và tác phẩm Các cơ sở của số học (Die Grundlagen der Arithmetik 1884) chính là một kiệt tác của ông trong lĩnh vực này. Frege bênh vực cho chủ nghĩa duy tâm của Platon, phản đối chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa duy tâm lí trong triết học toán học. Mục tiêu của ông là dựa trên các tiên đề logic để suy ra tất cả các định luật toán học. Nói cách khác, theo Frege, các định luật toán học đều bắt nguồn từ các quy luật logic. Các quy luật logic hoàn toàn khách quan, còn các hiện tượng tâm lí hoàn toàn chủ quan nên chúng không thể là nền tảng cho toán học được. Đây cũng chính là lập trường của Edmund Husserl, cha đẻ của hiện tượng học (phenomenology). Lập trường triết học của Frege nằm trong ba nguyên lí:
1-Luôn luôn tách bạch một cách phân minh giữa cái tâm lí và cái logic, cái chủ quan và cái khách quan;
2-Không bao giờ hỏi nghĩa (Bedeutung) của một từ trong cô lập, mà chỉ trong ngữ cảnh của một mệnh đề;
3-Không bao giờ đánh mất sự phân biệt giữa khái niệm và đối tượng.
Frege không đơn thuần là một nhà toán học khi ông đặt ra một câu hỏi theo truyền thống triết học Kant: các chân lý số học là tiên nghiệm hay hậu nghiệm? Chúng là những phán đoán phân tích hay tổng hợp?
Lưu ý Frege đang sử dụng các thuật ngữ triết học của Kant, nhưng ông không đồng ý với quan điểm của Kant khi Kant cho rằng các mệnh đề toán học (như 2+2=4) là các mệnh đề tổng hợp tiên nghiệm (a priori synthetic). Quan điểm của Frege là: các chân lý số học, bắt nguồn từ các tiên đề logic, hoàn toàn mang tính tiên nghiệm và phân tích, nghĩa là chúng không lệ thuộc vào kinh nghiệm, thậm chí chúng còn là nền tảng của kinh nghiệm.
Triết học toán học còn là một chuyên ngành xa lạ trong thị trường triết học tại Việt Nam, vốn xưa nay vẫn chỉ tập trung vào Kant, Hegel, Marx, chủ nghĩa hiện sinh (J.-P. Sartre, Albert Camus), hiện tượng học (Edmund Husserl), chủ nghĩa hậu hiện đại, hay triết học Heidegger, thông diễn học Gadamer, giải cấu trúc Jacques Derrida. Dịch giả Huỳnh Duy Thanh có thể nói là người đầu tiên tại Việt Nam có công giới thiệu một mảng triết học rất khó nhằn, ngay cả với độc giả phương Tây, là triết học toán và logic, với các công trình phiên dịch Bertrand Russell trước đây. Kiệt tác này của Frege do anh khổ công chuyển ngữ là một đóng góp quan trọng vào kho tàng tư liệu triết học Việt Nam. Thư Hiên Dịch Trường xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
DƯƠNG NGỌC DŨNG
Giám đốc Điều hành Thư Hiên Dịch Trường
Mùa hè 2022


Giá DIA
Liên kết: Kem dưỡng gạo sáng mịn da Rice Ceramide Moisturizing Cream The Face Shop (50ml)