Giới thiệu [Mã LIFEMALL9955 giảm 15% đơn 99000] Sách - Lâu đài bay của pháp sư Howl Nhã Nam
Tác giả: Diana Wynne Jones
Dịch giả: Đặng kim trâm
Nhà xuất bản: Hội nhà văn
Số trang: 400
Công ty phát hành: Nhã Nam
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Quyển sách là một hành trình phiêu lưu của Sophie Hatter. Cô vốn sinh sống và làm việc yên ổn trong cửa hàng mũ của gia đình tại Ingary - xứ sở kỳ lạ nơi những đôi ủng bảy lý và áo tàng hình được chấp nhận và tôn vinh. Sophie chấp nhận số phận an bày như thế cho đến một ngày nọ, mụ phù thủy xứ Waste xuất hiện biến cô thành bà già xấu xí. Sophie bỏ đi, lên đường tìm kiếm sự giúp đỡ với quyết tâm hóa giải lời nguyền ám lên bản thân. Nào ngờ đâu, cô lại bị cuốn vào hằng sa số những sự kiện liên quan đến Pháp sư Howl - kẻ vốn bị đồn là khoái “ăn tươi nuốt sống” trái tim của những cô gái trẻ.
Trước khi được chuyển thể thành phim, Lâu đài bay của pháp sư Howl đã gây tiếng vang và giành được nhiều giải thưởng, tiêu biểu là giải Phượng Hoàng (Phoenix Award Brochure) của Children’s Literature Association. Sau khi được đạo diễn hoạt hình Hayao Miyazaki thuộc hãng phim Nhật Bản Ghibli dựng thành phim vào năm 2004, Lâu đài bay của pháp sư Howl gây tiếng vang lớn tại các liên hoan phim và chính thức nổi tiếng trên toàn thế giới.
Vậy, câu chuyện về một xứ sở kỳ lạ với những nhân vật cũng lạ kỳ chẳng kém ẩn chứa điều gì mà thu hút đến thế?
Hành trình tìm kiếm giá trị bản thân của mỗi người
Có lẽ ngay từ cốt truyện, thậm chí ngay cả người đọc qua loa nhất cũng hiểu được rõ thông điệp trọng tâm trong Lâu đài bay của pháp sư Howl: Sophie tìm cách hóa giải lời nguyền, đồng thời cũng đang bước đi trên hành trình tìm kiếm giá trị của chính bản thân cô.
Sinh ra là chị cả trong gia đình ba chị em, Sophie chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ như điều hiển nhiên phải thế. Cô chưa bao giờ thắc mắc hay phản đối quyết định từ phụ huynh, bởi cho rằng một đứa con ngoan không nên làm thế. Khác với các em được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cuộc sống của Sophie chỉ quanh quẩn tại cửa hàng mũ và khu chợ mua đồ ăn. Cô cắm cúi khâu mũ ngày này qua ngày khác, thậm chí chẳng hề giao tiếp với khách hàng đến mua. Sophie cô đơn đến mức bắt đầu nói chuyện với chính sản phẩm mình tạo ra dù biết thừa chúng chỉ là những vật vô tri vô giác. Cuộc sống yên bình đấy, nhưng quá đỗi tẻ nhạt.
Sophie ngồi trong hốc tường phía sau cửa hiệu, đính hoa hồng vào mũ có dây buộc dưới cằm, đính mạng vào mũ nhung, lót lụa bên trong và trang trí hoa quả bằng sáp cùng những dải nơ kiểu cách bên ngoài. Cô rất có khiếu trang trí mũ. Cô rất thích công việc này. Nhưng cô cảm thấy biệt lập và hơi chán. Mọi người trong xưởng đều luống tuổi nên không mấy vui nhộn, hơn nữa, họ đối xử với cô xa cách như với một người một ngày kia sẽ thừa kế cửa hiệu này.
Sophie dần không cảm thấy mình xinh đẹp nữa, từ chối mặc những bộ váy đầy sắc màu và gần như cố định cơ thể tại chỗ làm việc. Trong khi đó, bản thân cô vốn dĩ rất xinh đẹp, là kiểu ngoại hình gây ấn tượng với Howl ngay từ lần đầu gặp vào ngày Lễ hội Mùa Xuân, và tài năng khi tạo ra những chiếc mũ lộng lẫy nhất Ingary.
Howl nói với Sophie:
Từ bấy lâu nay tôi vẫn thường thắc mắc không hiểu có phải hóa ra em lại là cô gái xinh đẹp mà tôi đã gặp vào ngày Lễ hội Mùa Xuân không. Tại sao lúc đó em lại có vẻ sợ hãi đến thế?
Và chúng ta có cặp chị em Lettie - Martha, gần bằng tuổi nhau nhưng được mẹ gửi đến hai nơi hoàn toàn khác biệt. Martha vốn yêu thích nướng bánh và kết bạn với mọi người bị mẹ gửi đến chỗ Fairfax tại Thung lũng Folding vì “chưa đến tuổi đi làm” và Lettie ham thích học phép thuật bị sắp xếp đến Cesari - một thợ làm bánh ngọt ở Quảng trường Chợ - để học nghề.
Giá BOSOL