KTSG Số 20-2024: Kinh tế quí 1 – Tiêu dùng phục hồi chậm và áp lực lạm phát gia tăng(KTSG) – Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng do lạm phát chi phí đẩy, người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều hơn cho các...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 19-2024

KTSG Số 20-2024: Kinh tế quí 1 – Tiêu dùng phục hồi chậm và áp lực lạm phát gia tăng

(KTSG) – Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng do lạm phát chi phí đẩy, người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều hơn cho các mặt hàng cơ bản, chẳng hạn như thực phẩm, điện, vật liệu xây dựng và các sản phẩm hàng ngày khác. Điều này dẫn đến sự tăng chi phí cuộc sống và làm giảm sức mua của người tiêu dùng với các mặt hàng khác, bao gồm chi tiêu ăn uống bên ngoài, mua sắm đồ đạc, hay đi du lịch.

Rất cần khuyến khích điện mặt trời mái nhà (mục Ý kiến): Không nên vì những khó khăn nêu ra mà xem nhẹ một lĩnh vực nhiều tiềm năng phát triển như điện mặt trời mái nhà, nhất là khi những khó khăn Bộ Công Thương nêu ra chỉ là những vấn đề về kỹ thuật và có thể dùng biện pháp kỹ thuật để giải quyết.

Lợi nhuận hay dòng tiền? (TS. Võ Đình Trí): Có những doanh nghiệp báo cáo tài chính ghi nhận lợi nhuận nhưng dòng tiền lại bị âm, do hàng tồn kho hay các khoản phải thu tăng. Không khó để có thể tìm ra các doanh nghiệp như thế này ở các mùa báo cáo tài chính.

Triển vọng kinh tế, nhìn từ sức khỏe doanh nghiệp và các yếu tố vĩ mô (Trịnh Duy Viết): Nhóm tài chính, nhóm ngành chứng khoán có thể nói là nhóm đang có mức tăng trưởng lợi nhuận nhanh nhất từ đầu năm 2023 đến nay. Tốc độ tăng trưởng nhanh này đến từ sự phục hồi thanh khoản thị trường, tăng quy mô của các doanh nghiệp trong ngành, cũng như hưởng lợi từ triển vọng chung của nền kinh tế.

Nhập khẩu tăng mạnh gây áp lực lên tỷ giá (Triệu Minh): Đã có những tín hiệu đảo chiều trong hoạt động xuất nhập khẩu, khi kim ngạch xuất khẩu riêng tháng 4 vừa qua chỉ tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức tăng lên đến 19,9% của nhập khẩu.

Tiêu dùng phục hồi chậm và áp lực lạm phát gia tăng (Trịnh Hoàng): Tổng mức bán lẻ hàng hóa tiếp tục xu hướng hồi phục chậm chạp. Dường như người dân trong nước vẫn chưa sẵn sàng mở hầu bao trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn và lạm phát đang chực chờ quay trở lại.

TS. Bùi Trinh: Nên nghĩ nhiều hơn về chính sách “trọng cung” (Hoàng Hạnh): “Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu chọn chính sách kích cầu vì phía cung của họ rất mạnh, nền kinh tế sản xuất ra nhiều hàng hóa. Điều này không đúng với trường hợp nền kinh tế Việt Nam”, TS. Bùi Trinh, Viện Quản trị và công nghệ FSB – trường Đại học FPT trao đổi với tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Phân tích định lượng về tác động của vàng đến nền kinh tế Việt Nam (Huỳnh Thế Du – Nguyễn Xuân Thành): Lẽ ra Việt Nam phải có nguồn thu thuế tốt hơn nếu thị trường vàng sôi động và hoạt động lành mạnh. Tuy nhiên, do một lượng lớn vàng đã được nhập lậu vào Việt Nam và các hoạt động kinh doanh liên quan không được hạch toán rõ ràng nên không thể thu thuế.

Cấu trúc thu nhập của người dân rất không bền vững (Bùi Trinh): Thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn tuy có tăng so với năm 2021, nhưng vẫn quá thấp, chỉ bằng 84% thu nhập bình quân đầu người chung của cả nước và bằng 67% của khu vực thành thị, cho thấy mức sống của khu vực nông thôn (chiếm 60% dân số Việt Nam) là rất khó khăn.

VN-Index hồi phục trong nghi ngờ (Thanh Thủy): Việc hệ thống KRX chưa đi vào vận hành do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa có đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HOSE, phần nào gây hụt hẫng cho các nhà đầu tư, song nhìn từ diễn biến tuần qua thì mức độ tác động của thông tin trên cũng không quá lớn.

Chứng khoán tháng 5 – ẩn số khó lường (Triêu Dương): Dù hiệu ứng “Sell in May” khá phổ biến, nhưng lịch sử cũng cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam tuy có lúc đối mặt với không ít phiên lao dốc trong tháng 5, nhưng sau đó lại phục hồi mạnh mẽ để kết thúc tháng 5 với mức tăng trưởng khá tốt. Do đó, có thể nói tháng 5 luôn là một ẩn số khó lường là vì thế.

Cổ phiếu thép không dành cho nhà đầu tư “non tay”! (Linh Trang): vừa qua, một loạt doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quí 1-2024. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong ngành đều có sự hồi phục mạnh về doanh thu và lợi nhuận nhưng sự hồi phục này lại chủ yếu dựa trên một nền so sánh rất thấp của cùng kỳ năm 2023.

Trần lãi suất tiền gửi và khuyến mãi của các ngân hàng (Thụy Lê): Nếu như trần lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ cần tiếp tục được duy trì như là giải pháp chống đô la hóa hiệu quả trong những năm qua, đã có không ít ý kiến cho rằng cần xem lại cơ chế trần lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng với các kỳ hạn dưới sáu tháng, hay nói cách khác là nên xem xét bãi bỏ quy định này.

Doanh nghiệp trước “kỳ thi” kiểm kê khí nhà kính (Nguyễn Thị Ngọc Lan – Đinh Trung Hiếu): Kiểm kê khí nhà kính dần trở thành việc phải làm đối với các doanh nghiệp để tuân thủ quy định và chuẩn bị cho một chiến lược tăng trưởng dài hạn. Tuy vậy, việc tính toán lượng khí thải carbon đầy đủ, để cung cấp những hiểu biết sâu (giúp doanh nghiệp có thể tiến hành các bước khử tiếp theo), vẫn là thách thức.

Thành viên hội đồng quản trị theo luật mới (Đỗ Đình Lâm): Luật các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực vào ngày 1-7-2024. So với Luật các tổ chức tín dụng 2010, ngoài những thay đổi liên quan đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, luật mới có sự điều chỉnh đối với thành viên hội đồng quản trị và hội đồng quản trị.

Để hoạt động bán lẻ thuốc online được an toàn hiệu quả (Nguyễn Văn Phúc): Thuốc là một loại hàng hóa tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dùng nên hình thức mua bán thuốc online cũng cần được kiểm soát phù hợp.

Chống lừa đảo bằng xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền: Cần nhưng chưa đủ (Tường Nghi): Chỉ còn hơn một tháng nữa, một công cụ mới chống chiếm đoạt tiền từ tài khoản ngân hàng sẽ được áp dụng: xác thực sinh trắc học khi chuyển trên 10 triệu đồng. Liệu loại “vũ khí” này có đủ mạnh để bài trừ tận gốc nạn lừa đảo đang hoành hành trong suốt mấy năm qua?

Quản lý và điều hành công ty cổ phần – Chủ tịch hay tổng giám đốc có thẩm quyền cao hơn? (Phương Đặng): “Chủ tịch HĐQT” hay được diễn giải theo ý nghĩa có quyền hạn cao nhất tại một doanh nghiệp. Tuy nhiên, như đã phân tích trong bài có lẽ các vị chủ tịch HĐQT nên trả lại cho chức danh này đúng ý nghĩa, bản chất của nó và hành xử theo đúng những gì mà pháp luật quy định.

Cà Mau “không” xa lắm! (Phú Thành): Nghe nói Cà Mau xa lắm! mà thiệt ra bây giờ là “không xa lắm” mới đúng nha”, những người bạn Sài Gòn đỗ xịch xe trước cửa nhà, ùa vào nhà cùng làn gió. Bạn nói: “9 giờ mới rời khỏi Sài Gòn nhưng mới chiều đã tới Cà Mau rồi, nhanh không tưởng”.

Bao dung như biển (Trần Thanh Bình): Đất nước ta có hàng chục tỉnh, thành tiếp giáp với bờ biển dài 3.260 ki lô mét, bao năm qua biển vẫn mở lòng bao dung, để vun bồi đời sống tinh thần và cả vật chất cho bao gia đình. Sự sống đến từ biển phải nói là vô cùng vĩ đại, theo đúng nghĩa đen của từ này.

Bồi tụ trong lòng Sài Gòn (Nguyễn An Nam): Di sản là hoa trái từ một dòng chảy lịch sử văn hóa, cần được nhìn đầy đủ giá trị bên dưới những gì có thể đong đếm và thống kê, là chiều kích thâm viễn của lực nội sinh làm nên nguồn sống “đã đời”, đáng sống của đô thị hôm nay và tương lai.

Oe Kenzaburo và tiếng thét không câm lặng (Huỳnh Trọng Khang): Tiếng thét câm lặng là tiểu thuyết quan trọng trong sự nghiệp của Oe Kenzaburo. Khi thông báo trao giải Nobel Văn chương năm 1994 cho vị đại văn hào này, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã nhắc đến Tiếng thét câm lặng như một trong những tác phẩm minh chứng cho tài năng của ông.

Nhầm lẫn hay cố ý hiểu sai về phạm vi bảo hộ quyền tác giả? (Nguyễn Ngô Thành Danh – Lê Vũ Vân Anh): Không phải mọi yếu tố trong “tác phẩm” đều được bảo hộ bởi quyền tác giả, ngay cả khi tác phẩm đã được đăng ký bản quyền. Theo đó, quy trình, hệ thống, phương pháp, ý tưởng và nguyên lý nói chung không được bảo hộ, dù chúng có là nội dung chính của tác phẩm.

Cấm làm cho đối thủ – FTC nói không được (Nguyễn Vũ): Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ ra phán quyết cấm doanh nghiệp đưa điều khoản sau nghỉ làm dù vì bất kỳ lý do gì thì nhân viên cũng không được đầu quân, quay sang làm cho đối thủ đang cạnh tranh của doanh nghiệp trong một số năm nhất định vào hợp đồng; những hợp đồng đã ký có điều khoản như thế sẽ phải chỉnh sửa để loại trừ.

Tương lai của Gazprom giờ phụ thuộc vào Trung Quốc (Lạc Diệp): Gazprom – tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga vừa ghi nhận khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu bị hạn chế và giá nhiên liệu suy giảm. Giờ Gazprom chỉ còn biết trông chờ vào Trung Quốc.

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá TOOKER

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2024-05-09 13:43:43
Loại bìaBìa mềm
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU7140591668884
Liên kết: Phấn Phủ Chống Nắng Dạng Bột Natural Sun Eco No Shine Sun Powder SPF30 PA++ 13g The Face Shop