Giới thiệu Sách - Tô Tem Sói (Tái bản)
Thông tin sản phẩm:
Công ty phát hành Hải Đăng
Ngày xuất bản 2020-03-01
Kích thước 16 x 24 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 562
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân
Giới thiệu:
Tôtem sói hoàn toàn không theo một bố cục tiểu thuyết kinh điển. Đây như thể là câu chuyện cố tình làm ra vẻ “biết đâu kể đó” của một nhân vật như thể là nhân vật chính - một thanh niên trí thức Bắc Kinh tên là Trần Trận, cùng các thanh niên trí thức khác đi về đất Nội Mông “lao động thực tế”. Câu chuyện được kể lại qua cái nhìn của Trần Trận, một trong bốn thanh niên trí thức Bắc Kinh, những người bị quy kết là con em của bọn “xã hội đen đi theo con đường chủ nghĩa tư bản”, bọn “độc quyền học thuật phản động” trong những ngày tháng “Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc. Do cảnh ngộ, và do ác cảm với bọn “Hồng vệ binh ngu si dốt nát”, nên đầu mùa đông năm 1967 họ đã tạm biệt Bắc Kinh ồn ào, cùng nhau đi tìm cuộc sống yên bình trên thảo nguyên Nội Mông. Ở đây, Trần Trận đã được ông già Pilich nhận làm con nuôi. Và từ ông - một người sinh ra và lớn lên trên thảo nguyên Ơlôn, mang trong mình mọi tri thức sống và văn hóa của thảo nguyên - Trần Trận bắt đầu có tình cảm với sói, yêu sói và tôn thờ sói… Thậm chí Trần Trận còn chui vào hang sói bắt sói con về nuôi để tìm hiểu về cuộc sống của loài sói…
Vị trí của sói đối với thảo nguyên thật quan trọng. Nói như ông già Pilich “Sói chết sạch thì thảo nguyên cũng hết sống. Thảo nguyên mà chết, người và gia súc sống nổi không?”. Tình cảm của người dân thảo nguyên với sói cũng hết sức phức tạp. Họ giết sói nhưng đồng thời họ tôn thờ sói và “học tập từ sói”. Trong con mắt của người dân thảo nguyên, sói không phải là kẻ thù của họ. Sói chính là người bảo vệ thảo nguyên. Thảo nguyên có bốn đại họa: chuột, thỏ, rái cá cạn và dê vàng vì chúng là những động vật tận diệt đồng cỏ. Sói bắt chuột, bắt thỏ, bắt rái cá, đuổi dê vàng. Mùa đông trên thảo nguyên, súc vật chết bị đóng băng, đến mùa xuân khi băng tan, thịt súc vật bắt đầu thối rữa, chính sói lại là người dọn sạch những mầm dịch đó cho thảo nguyên. Chính vì vậy người dân thảo nguyên giết sói nhưng vẫn chung sống cùng sói. Họ học tập từ sói “chiến thuật” vây bắt con mồi, học từ sói tính kiên nhẫn và lòng quả cảm…
Điểm nhấn tạo sự lôi cuốn nhất của cuốn tiểu thuyết là ở chỗ tác giả thông qua thế giới sói đã tìm cách lý giải điều bí ẩn lớn của lịch sử: “Tại sao Thành Cát Tư Hãn lại có đủ sức mạnh tung hoành, xâm chiếm từ Á sang u, chỉ với một đội quân không lấy gì làm đông đảo?”. Thành Cát Tư Hãn đã học được sự hung bạo, kiên nhẫn, mưu trí, chiến thuậ từ sói chăng? Vì sao dân tộc Mông Cổ suốt đời sống trên lưng ngựa lại sùng bái sói, thờ tôtem sói?
Cuốn sách dạy cho chúng ta cách ứng xử với tự nhiên. Sự săn bắt tận diệt của con người là một đại họa. Người dân thảo nguyên Nội Mông săn bắn bao giờ cũng chừa những con cái đang bận đàn con, chừa những con nhỏ chỉ săn bắt những con đực. Vì họ quan niệm rằng nếu tận diệt thì sau này sẽ không còn nguồn thức ăn, cũng đồng nghĩa với việc tuyệt đường sống của chính họ…
Giá DODO