Sách - Sự Xây Dựng Cái Thực Ở Trẻ

Tác giả: Jean Piaget | Xem thêm các tác phẩm Sách giáo dục của Jean Piaget
1.Tác giảJean Piaget (9/8/1896-16/9/1980): triết gia, nhà tâm lí học người Thụy Sĩ sử dụng tiếng Pháp, nổi tiếng thế giới qua sự nghiệp nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em. Lí thuyết về phát tr...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Sự Xây Dựng Cái Thực Ở Trẻ

1.Tác giả

Jean Piaget (9/8/1896-16/9/1980): triết gia, nhà tâm lí học người Thụy Sĩ sử dụng tiếng Pháp, nổi tiếng thế giới qua sự nghiệp nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em. Lí thuyết về phát triển nhận thức và quan điểm tri thức học của ông được gọi chung là “tri thức học sinh-triển” (genetic epistemology).

Ông hết sức coi trọng việc giáo dục trẻ em. Là Giám đốc Văn phòng Giáo dục Quốc tế, năm 1934 Piaget đã tuyên bố: “Chỉ có giáo dục có khả năng cứu các xã hội của chúng ta khỏi sự sụp đổ có thể xảy ra, sụp đổ dữ dội hay từng bước”.

Ông lập ra Trung tâm Tri thức học Di truyền tại Genève vào năm 1955, và lãnh đạo Trung tâm cho đến khi qua đời.

2. Dẫn nhập

…. Việc nghiên cứu trí khôn cảm giác-vận động hay thực hành trong vòng hai năm đầu của sự phát triển đã cho chúng ta biết đứa trẻ trực tiếp đồng hóa môi trường bên ngoài vào chính hoạt động của mình như thế nào, rồi tiếp đó, để kéo dài sự đồng hóa ấy, trẻ tạo nên ngày càng nhiều cấu trúc sơ khai (CTSK) vừa linh hoạt vừa có năng lực tự điều phối lẫn nhau ra sao.

Vậy mà, song song với sự bao hàm tăng dần của các CTSK đồng hóa, ta có thể theo dõi sự tiến hóa liên tục của một vũ trụ bên ngoài, nói cách khác, sự phát triển đồng quy của chức năng giải thích [fonction explicative]. Thực vậy, mối liên hệ được xác lập giữa các CTSK đồng hóa càng nhiều lên thì sự tiến hóa càng bớt tập trung vào tính chủ quan đúng thực chất của chủ thể đồng hóa, để trở thành sự hiểu và diễn dịch đúng nghĩa. Chính như thế mà lúc khởi đầu hoạt động đồng hóa, một vật thể bất kì được môi trường bên ngoài đem đến cho hoạt động của chủ thể chỉ đơn giản là vật để mút, nhìn hay nắm giữ: vậy ở giai đoạn ấy, một sự đồng hóa như thế chỉ tập trung vào chủ thể đồng hóa. Trái lại, thời gian sau, cũng vật ấy biến đổi thành vật để dịch chuyển, để làm chuyển động và để sử dụng cho những mục đích ngày càng phức hợp. Cái cốt yếu vậy là trở thành tổng thể những mối quan hệ do hoạt động đặc thù [của chủ thể] kiến tạo nên giữa vật ấy với những vật khác: từ lúc ấy, đồng hóa có nghĩa là hiểu hay diễn dịch, và đồng hóa lẫn lộn với đặt các mối quan hệ. Bởi chính việc chủ thể đồng hóa đi vào mối quan hệ tương hỗ với các vật được đồng hóa: bàn tay cầm nắm, miệng mút, hay mắt nhìn, không chỉ hạn chế trong một hoạt động không có ý thức về bản thân nó mặc dù tập trung vào chính nó, mà chúng [bàn tay, miệng, mắt] được chủ thể quan niệm như những sự vật giữa các sự vật và như giữ những mối quan hệ tương thuộc với vũ trụ.

….

3. Mục lục

Dẫn nhập              

Chương i: sự phát triển ý niệm vật thể                                                                      

§1. Hai giai đoạn đầu: không hề có hành vi đặc biệt liên quan đến
các vật biến mất                                                                                                          

§2. Giai đoạn ba: sự khởi đầu tính thường trực kéo dài các
vận động điều tiết                                                                                                      

§3. Giai đoạn bốn: tìm kiếm tích cực vật biến mất nhưng
không tính đến sự kế tiếp của những dịch chuyển nhìn thấy                             

§4. Giai đoạn năm: trẻ tính đến những dịch chuyển kế tiếp nhau
của vật                                                                                                                           

§5. Giai đoạn sáu: sự biểu trưng các dịch chuyển
không nhìn thấy được                                                                                                

§6. Các quá trình tạo lập ý niệm vật thể                                                                     

 

Chương ii: trường không gian và sự kiến tạo
các nhóm dịch chuyển                                                                                                       

§1. Hai giai đoạn đầu: các nhóm thực hành và không đồng chất                              

§2. Giai đoạn ba: sự điều phối các nhóm thực hành và sự tạo lập
các nhóm chủ quan                                                                                                     

§3. Giai đoạn bốn: chuyển từ các nhóm chủ quan sang
các nhóm khách quan và khám phá các thao tác thuận nghịch                           

§4. Giai đoạn năm: các nhóm “khách quan”                                                                

§5. Giai đoạn sáu: các nhóm biểu trưng                                                                       

§6. Những quá trình xây dựng không gian                                                                   

 

Chương iii                                                                                                                                

§1. Hai giai đoạn đầu tiên: bắt đầu tiếp xúc giữa hoạt động nội tâm và môi trường bên ngoài và tính nhân quả đặc thù của các ctsk cấp một                                                                                                                         

§2. Giai đoạn ba: tính nhân quả ảo tượng [magico-phénoméniste]                       

§3. Giai đoạn bốn: sự ngoại hiện và khách quan hóa sơ cấp của
tính nhân quả                                                                                                              

§4. Giai đoạn năm: sự khách quan hóa và không gian hóa thực của
tính nhân quả                                                                                                              

§5. Giai đoạn sáu: tính nhân quả biểu trưng và tàn dư của
tính nhân quả thuộc các kiểu trước                                                                         

§6. Sự ra đời tính nhân quả                                                                                            

 

Chương iv: trường thời gian                                                                                         

§1. Hai giai đoạn đầu tiên: thời gian đặc thù và các loạt thực hành                         

§2. Giai đoạn ba: các loạt chủ quan                                                                                

§3. Giai đoạn bốn: bắt đầu sự khách quan hóa thời gian                                           

§4. Giai đoạn năm: các “loạt khách quan”                                                                    

§5. Giai đoạn sáu: các “loạt biểu trưng”                                                                       

 

Kết luận: sự kiến tạo vũ trụ                                                                                           

§1. Đồng hóa và điều tiết                                                                                                

§2. Chuyển từ trí khôn cảm giác-vận động qua tư duy khái niệm                           

§3. Từ vũ trụ cảm giác-vận động đến biểu trưng thế giới của trẻ em                    

§4. Từ vũ trụ cảm giác-vận động qua biểu trưng thế giới của trẻ em                     

§5. Kết luận                                                                                                                        

 

Những thuật ngữ dùng trong ba tập sách đầu của Piaget                                                  

 

4) Điểm nhấn


“Sự cố kết tăng dần giữa các cấu trúc sơ khai đi song đôi như thế với việc tạo thành một thế giới vật thể và các mối quan hệ không gian, nhân quả và thời gian, nói tóm gọn là với sự kiến tạo một vũ trụ “rắn chắc” và thường trực.

… Trong những tháng đầu tiên của đời người, chừng nào sự đồng hóa vẫn tập trung vào hoạt động của chủ thể, thì vũ trụ không thể hiện vật thường trực lẫn không gian khách quan, cũng không thể hiện thời gian liên kết các sự kiện đúng với tư cách sự kiện lẫn tính nhân quả nằm bên ngoài chính hành động.

ệc tổ chức cái thực này được thực hiện khi cái tôi tự thoát khỏi chính mình trong quá trình tự khám phá, và như thế tự định vị mình như một sự vật giữa các sự vật, một sự kiện giữa các sự kiện.”

(Trích text bìa 4, Sự xây dựng cái thực ở trẻ, Jean Piaget, Nhà xuất bản Tri thức 2017)



 J. PIAGET, Sự ra đời trí khôn ở trẻ em, Delachaux & Niestlé 1936 - Chúng tôi sẽ nhắc đến tác phẩm này với tên gọi là “tập I”.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá SOBER

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Tri Thức
Loại bìaBìa mềm
Số trang460
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tri Thức
SKU7342788360042
Liên kết: Chì kẻ mày 2 đầu siêu lâu trôi Brow Lasting Proof Pencil EX fmgt The Face Shop