Phát Triển Không Gian Pháp Lý Thử Nghiệm Cho Công Nghệ Tài Chính và Các Lĩnh Vực Công Nghệ Mới Tại Việt Nam

Từ năm 2018, trong quá trình chuẩn bị cho Hội thảo quốc gia “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Các vấn đề pháp lý đặt ra”, nhóm làm việc của Viện Khoa ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Phát Triển Không Gian Pháp Lý Thử Nghiệm Cho Công Nghệ Tài Chính và Các Lĩnh Vực Công Nghệ Mới Tại Việt Nam

Từ năm 2018, trong quá trình chuẩn bị cho Hội thảo quốc gia “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Các vấn đề pháp lý đặt ra”, nhóm làm việc của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) cùng với một nhóm chuyên gia về công nghệ đã nhận thấy một mối quan tâm chung, đó là sự cần thiết phải thúc đẩy các regulatory sandbox (tạm dịch là: không gian pháp lý thử nghiệm) ở Việt Nam.

Mối quan tâm này hình thành từ những quan sát về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến pháp luật, những vấn đề đang phát sinh trên thực tế, cách thức mà nhiều quốc gia trên thế giới đang ứng xử trước những ảnh hưởng này, và đặc biệt là sự lan toả nhanh chóng của mô hình regulatory sandbox từ nước Anh ra nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ về pháp luật mà còn đòi hỏi sự đổi mới về cách thức hình thành các quy tắc pháp luật.

Sự phát triển không ngừng với tốc độ nhanh và tác động rộng rãi của công nghệ đặt ra những thách thức to lớn đối với hệ thống pháp luật. Thách thức đáng kể nhất chính là việc giải quyết mâu thuẫn: pháp luật vừa phải tạo điều kiện triển khai nhanh để tận dụng các thành tựu công nghệ mới, đồng thời phải đảm bảo trật tự quản lý bằng các quy tắc pháp lý phổ quát, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, bảo vệ cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các lợi ích công khác. Mâu thuẫn này thể hiện ở việc các quy tắc pháp luật, để có thể đảm bảo các mục tiêu như trên, không thể được ban hành trong một sớm một chiều. Trong khi đó, các ứng dụng công nghệ mới, với những vấn đề mới phát sinh, cần sớm có cơ sở pháp lý để có thể triển khai.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia đi đầu trong cách mạng công nghiệp cho thấy rằng nỗ lực khắc phục vấn đề này đòi hỏi cách tiếp cận linh hoạt trong quản lý nhà nước bằng pháp luật, đồng thời phát huy sự tham gia chủ động và tích cực của chính các doanh nghiệp và công chúng vào quá trình xây dựng chính sách, cũng như quá trình giám sát, ngay từ những bước đầu tiên. Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp và người dân cần phải là một phần của quá trình hoạch định chính sách và giám sát thực thi. Và nhà nước cần áp dụng những mô hình quản lý tạo điều kiện cho sự tham gia này, vừa để thúc đẩy việc phát triển các ứng dụng công nghệ, vừa để hỗ trợ nhà nước trong quá trình giám sát.

Regulatory sandbox (được gọi trong cuốn sách này là: Không gian pháp lý thử nghiệm)– được hình thành từ những nỗ lực này – là một phương thức quản trị đang chứng tỏ được những ưu thế của mình trong việc giải quyết mâu thuẫn nói trên. Không gian pháp lý thử nghiệm cho phép thực hiện một quá trình hoạch định chính sách có sự tham gia của doanh nghiệp và người dân ngay từ giai đoạn đầu tiên, cũng như khắc phục được sự xung đột giữa nhu cầu cần nhanh chóng triển khai những ứng dụng công nghệ mới với các yêu cầu về mặt quản lý như đã đề cập. Với không gian pháp lý thử nghiệm, trở ngại về mặt pháp lý, khi các quy tắc pháp luật mới chưa kịp ban hành để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, có thể được khắc phục.

Cho đến nay, đã có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ triển khai hoặc sắp đưa vào triển khai không gian pháp lý thử nghiệm ở quốc gia mình. Đây phần lớn là những quốc gia có vị trí công nghệ hàng đầu thế giới hoặc mong muốn hành động nhanh để có thể bắt kịp với xu thế công nghệ của thế giới.

Nắm bắt được xu hướng chung, Việt Nam không chỉ thể hiện sự quan tâm mà còn đang nỗ lực để thiết lập các không gian pháp lý thử nghiệm. Ở cấp độ chính sách, Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã yêu cầu “Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm. Nghiên cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới.” Ngày 12/8/2019, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Đề án này khẳng định: “thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới (dạng sandbox) cho việc triển khai và ứng dụng các công nghệ mới trong mô hình kinh tế chia sẻ”.

Ở cấp độ thực thi, Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình xin chủ trương xây dựng các quy tắc pháp luật để thiết lập các không gian pháp lý thử nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành soạn thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tronh lĩnh vực ngân hàng. Vào tháng 6/2020, Dự thảo Nghị định lần đầu tiên được đưa ra lấy ý kiến người dân. Hiện nay Dự thảo mới tiếp tục được đưa ra lấy ý kiến trước khi hoàn tất để trình Chính phủ ban hành.

Sự hình thành không gian pháp lý thử nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng có thể là điểm khởi đầu cho việc mở rộng áp dụng phương thức này ở nhiều lĩnh vực, như có thể thấy ở các quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore.

Tuy nhiên, việc hình thành các không gian pháp lý thử nghiệm không đơn giản là đưa một phương thức quản lý đã được triển khai ở nhiều nước vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Ngược lại, việc áp dụng mô hình này đòi hỏi sự đổi mới về tư duy trong xây dựng và thực thi pháp luật. Sự đổi mới này không chỉ là đối với những người làm công tác xây dựng và thực thi pháp luật trong bộ máy nhà nước, mà còn cả đối với những người làm doanh nghiệp, các chuyên gia và người dân. Những người làm trong bộ máy nhà nước cần nhìn nhận và phát huy một cách đầy đủ và hiệu quả hơn vai trò của các chủ thể trong xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. Trong khi giới doanh nghiệp, chuyên gia và người dân cần ý thức rõ hơn về vai trò của mình trong quá trình hình thành các quy định pháp luật cho chính mình, và vì sự phát triển chung của xã hội.  

Hơn thế nữa, không gian pháp lý thử nghiệm không phải là một công cụ vạn năng. Không gian pháp lý thử nghiệm chỉ là một phương thức quản lý nhà nước, bên cạnh các phương thức khác. Và giống như bất kỳ phương thức quản lý nào khác, không gian pháp lý thử nghiệm cũng có những ưu điểm và nhược diểm, đồng thời đòi hỏi những điều kiện nhất định để có thể triển khai trên thực tế. Việc nhìn nhận đầy đủ các khía cạnh này là yêu cầu tất yếu để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp, và khi đã lựa chọn, thì có các biện pháp phù hợp để có thể biến các không gian pháp lý thử nghiệm trở thành hiện thực.

Những quan sát trên thực tế cho thấy rằng, mặc dù ở Việt Nam đã có nhiều diễn đàn thảo luận về không gian pháp lý thử nghiệm, vấn đề này mới chỉ thu hút được sự quan tâm của một số nhóm nhỏ trong xã hội. Trong khi đó, rất nhiều người làm quản lý doanh nghiệp, hoặc nghiên cứu về quản trị, và thậm chí là cán bộ nhà nước, chưa thực sự quan tâm đến phương thức quản lý này.

Từ những quan sát đó, nhóm làm việc của Viện Khoa học pháp lý và các chuyên gia từng cộng tác đã cùng nhau biên soạn cuốn sách: Phát triển không gian pháp lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox) cho FinTech và các lĩnh vực công nghệ mới tại Việt Nam. Mục đích trước hết của cuốn sách này là cung cấp một nguồn tư liệu đáng tin cậy cho những người quản lý, các chuyên gia và công chúng về sự hình thành, phát triển, đặc điểm của các không gian pháp lý thử nghiệm, khả năng và những gợi ý cho việc thiết lập các không gian pháp lý thử nghiệm trong điều kiện ở Việt Nam. Mục đích này xuất phát từ mong muốn của chúng tôi là góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh CMCN 4.0. Nhờ đó, Việt Nam có thể tận dụng được những sáng kiến về quản trị nhà nước đã được hình thành từ quá trình phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới như một cách để tận dụng được những thành tựu mới của cuộc cách mạng công nghệ.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá GPTPLUS

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Tư Pháp
Ngày xuất bản2022-07-31 17:27:22
Loại bìaBìa mềm
Số trang343
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tư Pháp
SKU3604207004564
Liên kết: Tinh dầu tẩy trang Gạo Rice Water Bright Light Cleansing Oil The Face Shop (150ml)