Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Nền Kinh Tế Việt Nam Trong Bối Cảnh Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Tác giả: TS. Phạm Thuyên | Xem thêm các tác phẩm Kiến Thức Bách Khoa của TS. Phạm Thuyên
Cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư của TS. Phạm Thuyên giúp người đọc hình dung rõ thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (C...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Nền Kinh Tế Việt Nam Trong Bối Cảnh Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư của TS. Phạm Thuyên giúp người đọc hình dung rõ thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp căn cơ nhằm đẩy mạnh quá trình này trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.
Với gần 900 trang sách, được chia làm 5 chương, tác giả tập trung phân tích bản chất và tác động của CMCN, nhấn mạnh mối liên hệ giữa CMCN 4.0 với CNH, HĐH; phân tích thực trạng quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, nhất là từ thời kỳ đổi mới đến nay; đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình thực hiện CNH, HĐH; làm rõ bối cảnh, đưa ra quan điểm, mục tiêu, mô hình, đề xuất “các kịch bản phát triển” để điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế, xác định ngành mũi nhọn và hệ thống các giải pháp tổ chức thực hiện.

Chương I: Cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Ở phần này, tác giả tập trung luận bàn 4 nhóm vấn đề:
Ở nhóm vấn đề thứ nhất, tác giả trình bày một số vấn đề chung về CMCN và CNH, HĐH nền kinh tế như: các khái niệm; những chuyển biến của nền kinh tế trong quá trình CNH, HĐH; những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến CNH, HĐH và tác động của CNH, HĐH.
Theo nghiên cứu, tổng hợp của tác giả, trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, điển hình là sự thay đổi về công nghệ và phương pháp sản xuất. CNH, HĐH đã tạo ra bước nhảy vọt liên tục về chất của lực lượng sản xuất xã hội, làm thay đổi tổ chức sản xuất theo phong cách công nghiệp, thay đổi nguồn nhân lực vận hành kỹ thuật sản xuất, thay đổi quy mô, cơ cấu và chất lượng sản phẩm. CNH, HĐH không chỉ đòi hỏi vốn, công nghệ, tài nguyên mà còn yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng thích ứng nhanh và kịp thời với những biến đổi của khoa học - công nghệ. Kỹ thuật công nghệ mới đã góp phần giúp sức sản xuất xã hội ngày càng tăng. Nhiều sản phẩm mới làm cho thị trường hàng hóa trở nên phong phú, đa dạng, có sự cạnh tranh về chất lượng và giá thành.
Bên cạnh đó, tác giả đề cập các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình CNH, HĐH của một quốc gia nói chung, đó là: hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy điều hành, đội ngũ lao động và quản lý, môi trường quốc tế và những yếu tố khách quan. Thông qua việc liên hệ với quá trình CNH, HĐH tại các nước tư bản u, Mỹ, hoặc Nhật Bản, Liên Xô, tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn về vai trò của bộ máy nhà nước - nhân tố quyết định thành công của quá trình CNH, HĐH.
Ở nhóm vấn đề thứ hai, tác giả trình bày nội dung, đặc điểm và tác động của các cuộc CMCN đã và đang diễn ra trên thế giới. Trong đó, CMCN 4.0 là cuộc cách mạng tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh, dựa trên những thành tựu đột phá của công nghệ số, máy tính và khoa học dữ liệu, tích hợp tất cả các công nghệ như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ Nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy thông minh… giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất. Với đặc trưng đó, CMCN 4.0 đã tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại, trong đó có quá trình CNH, HĐH. Đối với sự phát triển của một đất nước, CMCN 4.0 tạo ra cơ hội để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa kinh tế - xã hội. Bên cạnh những thuận lợi, CMCN 4.0 đặt ra rất nhiều thách thức, đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc phải có những giải pháp thích ứng, tiếp thu có chọn lọc để không bị tụt hậu so với sự phát triển của thế giới.
Ở nhóm vấn đề thứ ba, tác giả đưa ra 8 chiến lược điển hình của Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, một số nước OECD và ASEAN trong việc thích ứng với CMCN 4.0. Với sự tổng hợp ngắn gọn, cụ thể, bảo đảm tính hệ thống và lôgíc, các chiến lược đó không chỉ giúp độc giả có thêm tư liệu mà còn là căn cứ để tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm từ các cuộc CMCN trong lịch sử và trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nhóm vấn đề thứ tư.

Chương II: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: thực trạng và so sánh với các nước trên thế giới. Tác giả tập trung triển khai 3 nội dung lớn, đó là: quan điểm, chủ trương, chính sách công nghiệp hóa ở Việt Nam; thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước từ khi đổi mới đến nay; đánh giá kết quả thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.
CNH, HĐH ở nước ta là một trong những mục tiêu to lớn, được kiên trì thực hiện gần 60 năm qua. Từ kỳ Đại hội Đảng diễn ra đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Đảng ta xác định công nghiệp hóa là một nhiệm vụ trọng tâm với sự điều chỉnh nhất định: “Việc chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, với mục tiêu “từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”, cho đến nay, Đại hội XII nêu mục tiêu “sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Có thể khẳng định, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH ở nước ta là không dễ dàng.
Thông qua dẫn chứng là các số liệu, bảng biểu, thống kê chính xác, cụ thể, cập nhật, tác giả đã làm rõ thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước từ khi đổi mới đến nay. Quá trình CNH, HĐH đã có những tác động rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế nước ta. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp; cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp; quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh; sự phát triển con người cũng được bảo đảm toàn diện.
Bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế - xã hội, quá trình thực hiện CNH, HĐH vẫn còn tồn tại một số hạn chế về tốc độ phát triển và quy mô của nền kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế còn nhiều bất hợp lý, hạn chế trong quá trình đô thị hóa, bất cập của sự phát triển kinh tế tri thức hay sự phát triển của con người…
Theo tác giả, có bảy nguyên nhân chính dẫn tới những tồn tại, hạn chế này, có thể kể đến: tư duy nhận thức về CNH, HĐH nền kinh tế chưa xuất phát từ thực trạng đất nước và bối cảnh quốc tế, còn tiếp tục thực hiện mô hình kế hoạch hóa tập trung trong một thời gian dài, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn; thể chế kinh tế thị trường chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; sự phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH còn thấp; hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hội nhập quốc tế mặc dù có những đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, cho CNH, HĐH nhưng vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi…

Chương III: Quan điểm, mô hình và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050. Từ việc phân tích bối cảnh phát triển ở quốc tế và trong nước, những tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và CMCN 4.0 đến quá trình CNH, HĐH, tác giả đã làm nổi bật tiền đề, điều kiện thuận lợi, khó khăn, thách thức trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế ở Việt Nam.
Từ đó, tác giả xác định mục tiêu, nội dung CNH, HĐH nền kinh tế Việt Nam đến giữa thế kỷ XXI gắn với bối cảnh CMCN 4.0; đồng thời, trình bày quan điểm đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và CMCN 4.0. Trong đó có đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH nền kinh tế gắn với quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, kiến tạo bộ máy quản trị đất nước hiệu quả và tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy tổ chức; tập trung ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo tiền đề cho quá trình CNH, HĐH nền kinh tế đất nước; đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế trên cơ sở kết hợp hợp lý phát huy nội lực của đất nước với huy động các nguồn ngoại lực và chủ động hội nhập quốc tế; phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, làm nền tảng đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế, ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại của CMCN 4.0 trong các ngành, các khâu trọng điểm, mũi nhọn; đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế kết hợp với củng cố an ninh, quốc phòng, tạo môi trường ổn định, thúc đẩy hiện đại nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…
Để đạt được những mục tiêu đề ra, tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp cơ bản, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 tại

Chương IV và Chương V. Cụ thể là: 1) đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hệ thống pháp luật và quản trị của Nhà nước, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nền kinh tế đất nước; 2) điều chỉnh cơ cấu và phát triển ngành kinh tế; 3) xác định các ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư phát triển; 4) phát huy các nguồn lực đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế; 5) hoàn thiện các chính sách về phát triển xã hội và môi trường; 6) đẩy mạnh hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những giải pháp quan trọng được tác giả nhấn mạnh đó là phát huy truyền thống vẻ vang, lòng tự hào của dân tộc nhằm khơi dậy niềm tin, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH nền kinh tế, sánh vai với các quốc gia giàu mạnh trên thế giới vào giữa thế kỷ XXI.
CMCN 4.0 là cơ hội lớn, cũng là thách thức lớn đối với sự thịnh vượng của Việt Nam. Trong hành trình đón đầu thách thức, tận dụng thời cơ đó, cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư của TS. Phạm Thuyên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, doanh nhân và đông đảo độc giả.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá MOG

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà sách Lao Động
Ngày xuất bản2019-11-01 00:00:00
Kích thước16 x 24 cm
Loại bìaBìa cứng
Số trang872
SKU2510341868002
Liên kết: Kem lót Gold Collagen Ampoule MakeUp Base SPF30 PA++ fmgt The Face Shop 01 Pink (40ml)