TRỐN THOÁT TỰ DO
Tự do có ý nghĩa như thế nào với con người hiện đại?
Tự do của con người đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm và được các nhà tư tưởng lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Tự do là đích ngắm mà mọi người đều hướng đến, và nhiều khi người ta phải đấu tranh để giành lấy nó. Vậy mà ngay từ tựa đề cuốn sách, Erich Fromm đã khiến người đọc tò mò khi đặt ra một nghịch lý: nếu đã muốn sở hữu tự do, thì tại sao lại phải trốn thoát nó?
Bằng cách tập trung vào khía cạnh có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc khủng hoảng văn hóa và xã hội trong thời đại của chúng ta, cuốn sách “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh nghịch lý này, một cách thỏa đáng.
“Trốn thoát tự do” là một phần trong công trình nghiên cứu khái quát về cấu trúc tính cách của con người hiện đại và những vấn đề về tác động qua lại giữa các yếu tố tâm lý và xã hội mà tác giả đã dày công tìm hiểu suốt nhiều năm. Cuốn sách hàm chứa một nội dung vô cùng sâu sắc và có ý nghĩa nhân văn lớn lao đối với con người và sự phát triển của xã hội hiện đại; qua đó, thể hiện sự tiếp nối dòng tư tưởng khám phá về con người trong tiến trình lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, và của tâm lí học xã hội - chính trị nói riêng.
Sách gồm 7 chương và Phụ lục. Chương 1: Tự do - một vấn đề tâm lý; Chương 2: Sự trỗi dậy của con người cá nhân và sự mơ hồ của tự do; Chương 3: Tự do trong thời kì Cải cách; Chương 4: Hai khía cạnh của tự do đối với con người hiện đại; Chương 5: Những cơ chế trốn thoát; Chương 6: Hệ tâm lý của chủ nghĩa Quốc xã; Chương 7: Tự do và dân chủ; Phụ lục: Tính cách và tiến trình xã hội. Từ những nội dung được luận giải xuyên suốt cuốn sách, chúng ta thấy rằng, Erich Fromm đã thể hiện một cách tiếp cận mới mẻ và đặc sắc về ý nghĩa của tự do đối với con người hiện đại.
“Luận điểm của cuốn sách này là con người hiện đại, mặc dù thoát khỏi những ràng buộc của xã hội tiền chủ nghĩa cá nhân, vốn vừa đem đến sự an toàn vừa giới hạn anh ta, lại không đạt được tự do theo nghĩa tích cực trong nhận thức về bản ngã cá nhân; tức là, việc thể hiện những tiềm năng trí tuệ, cảm xúc và giác quan. Tự do, mặc dù đem đến sự độc lập và lý tính, đã khiến con người trở nên bị cô độc và, do đó, hoang mang và bất lực. Tình trạng cô lập này là không thể chịu đựng nổi và con người đối diện với những lựa chọn thay thế: hoặc chạy trốn những gánh nặng tự do của bản thân bằng sự lệ thuộc và phục tùng mới, hoặc tiến tới nhận thức đầy đủ về tự do tích cực, điều dựa trên tính độc đáo và cá nhân của con người.” (Erich Fromm)
Tác phẩm là một tài liệu hữu ích dành cho những ai quan tâm đến tư tưởng phương Tây thời kì hiện đại nói riêng và lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
“Một phân tích xuất sắc về chứng loạn thần kinh trong nền văn hóa của chúng ta.” ― The Nation
“Một tác phẩm quan trọng và đầy thử thách.” ― The New York Herald Tribune“Tư tưởng của Fromm xứng đáng nhận được sự chú ý quan trọng của tất cả những người quan tâm đến thân phận con người và tương lai của nhân loại.” - The Washington Post
XÃ HỘI TỈNH TÁO
Không chỉ một bệnh nhân ở nhà thương điên tin chắc rằng mọi người đều điên, chỉ riêng anh ta tỉnh. Còn chúng ta thì sao?
Ai cũng cho rằng chúng ta, những người sống ở phương Tây thế kỷ 20, đều vô cùng tỉnh táo. Ngay cả khi thực tế là rất nhiều người trong chúng ta mắc các chứng tâm thần ít nhiều nghiêm trọng cũng chẳng khiến ai nghi ngờ về tiêu chuẩn sức khỏe tâm thần chung. Liệu chúng ta có thể chắc rằng mình đang không tự lừa mình dối người?
15 năm sau cuộc điều tra về ý nghĩa của tự do với con người hiện đại trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”, nhà phân tâm học nổi tiếng người Đức Erich Fromm sẽ tiếp tục đưa ra khám phá quan trọng về những căn bệnh sâu xa của xã hội hiện đại trong cuốn sách “Xã hội tỉnh táo” của mình.
Ở tác phẩm này, Erich Fromm tiến xa hơn và đặt ra câu hỏi: “Liệu một xã hội có thể bị bệnh?” Ông cho thấy rằng điều đó có thể xảy ra, lập luận rằng văn hóa phương Tây đang đắm chìm trong “bệnh lý của sự bình thường”, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các cá nhân.
Trong “Xã hội tỉnh táo”, Fromm phê bình và phân tích tâm lý xã hội tư bản công nghiệp hiện đại và những công dân nhất định bị tha hóa của nó. Nhưng hơn thế, ông cũng đưa ra những gợi ý để vận hành một xã hội lành mạnh, tỉnh táo — ý tưởng rằng “tiến bộ chỉ có thể xảy ra khi đồng thời thay đổi các lĩnh vực kinh tế, xã hội-chính trị và văn hóa; nếu chỉ giới hạn tiến bộ trong một lĩnh vực tức là hủy hoại tiến bộ ở mọi lĩnh vực”.
Bởi vậy, sâu xa hơn một “bản cáo trạng”, đây là cuốn sách “dũng cảm với mục tiêu đạo đức cao cả”, hướng về tình yêu và tự do của con người chúng ta.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
1, “Một đóng góp xuất sắc cho bộ sưu tập ngày càng nhiều những phản ánh tâm lý xã hội về thời hiện đại.” - The Washington Post
2, “Người ta bị mê hoặc từ trang này sang trang khác bởi tính sắc bén của phân tích, tính cụ thể của cách trình bày và vẻ đẹp của phong cách.” - Paul Tillich
3, “Một cuốn sách dũng cảm với mục tiêu đạo đức cao cả một bản cáo trạng không khoan nhượng đối với xã hội đương thời.”-Guide to Psychiatric and Psychological Literature
4, “Tư tưởng của Fromm xứng đáng nhận được sự chú ý quan trọng của tất cả những người quan tâm đến thân phận con người và tương lai của nhân loại.” - The Washington Post
NGHỆ THUẬT YÊU
Nghệ Thuật Yêu (tên tiếng anh là The Art of Loving) được nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đây có lẽ là tác phẩm nổi tiếng hơn cả của Erich Fromm, được tái bản nhiều nhất bằng nhiều thứ tiếng.
Ở thời điểm đó khi Erich Fromm cho ra mắt cuốn sách này, ông đã trở thành học giả đầu tiên nghiên cứu về “tình yêu” và “năng lực yêu” như một đề tài nghiêm túc để nêu ra trước công luận. Đáng nói hơn là, hiếm khi những cuốn sách đó sống lâu hơn tác giả của chúng. Nhưng ở trường hợp này, hơn 25 năm sau khi ông mất, cuốn sách đã được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in.
Ngày nay, với rất nhiều độc giả, đặc biệt là những độc giả trẻ, quyển sách này đã trở thành một phát hiện. Những độc giả đã có nó trên giá sách thì thường xuyên đọc lại. Tác phẩm hấp dẫn không hẳn là vì nhan đề mà còn vì cuốn sách cung cấp những hiểu biết sâu về bản tính người liên quan đến vấn đề có lẽ là “vấn đề của mọi vấn đề”: Lòng yêu thương.
Fromm viết về một chủ đề mà ta đã quá quen thuộc: Tình yêu. Tuy nhiên, như chính Fromm bộc bạch: «Bất cứ ai trông đợi sự chỉ dẫn dễ dãi về nghệ thuật yêu sẽ thất vọng khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách, ngược lại, muốn cho thấy tình yêu không phải một thứ tình cảm mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đắm chìm vào, dù người đó đạt tới mức độ trưởng thành nào.»
Fromm nhận định «Yêu là một nghệ thuật, giống như sống cũng là một nghệ thuật vậy». «Quá trình học hỏi một nghệ thuật có thể được chia thành hai phần: một là tinh thông lý thuyết; hai là tinh thông thực hành […] Nhưng, ngoài học kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành, còn có một yếu tố cần thiết thứ ba để trở thành người tinh thông – đó là phải coi việc tinh thông nghệ thuật là mối quan tâm tối hậu…»
Từ đây, cuốn sách của Fromm đã đi vào phân tích cặn kẽ lý thuyết về tình yêu, lý giải tình yêu như lời giải đáp cho sự tồn tại người và nhu cầu sâu xa nhất của con người là vượt qua sự chia cách, để rời khỏi ngục tù cô độc của mình, để có được “sự hòa giải bằng tình yêu” ; Fromm phân tích những hình thái khác nhau của tình yêu dựa trên đối tượng của tình yêu, như tình yêu đồng loại, tình mẫu tử, lòng tự yêu bản thân, tình yêu Thượng đế và tình yêu nhục cảm; cũng như phân tích «hình thái tình yêu giả tạo, mà trên thực tế, phần lớn chúng là những hình thức tan rã của tình yêu» trong xã hội chúng ta hiện nay.
Cuối cùng, để thực sự làm chủ được nghệ thuật yêu, Fromm đi đến những bàn luận về các tiền đề của nghệ thuật yêu, các phương pháp tiếp cận, và thực hành những điều ấy: kỷ luật, sự tập trung, kiên nhẫn và hết lòng quan tâm đến nghệ thuật ấy.
Fromm nói về tình yêu, nhưng không phải “thuyết giáo”. Fromm nói về tình yêu dựa trên chính bản chất của con người, với niềm tin rằng, dù đầy những khó khăn, « tình yêu không chỉ là một hiện tượng cá nhân hiếm có mà sẽ trở thành hiện tượng xã hội ».
Một cuốn sách nhỏ của Fromm, nhưng đúng như Peter D. Kramer nhận xét, «nhờ cuốn sách mỏng Nghệ Thuật Yêu này, chúng ta đã có sự thay đổi sâu sắc về nhận thức, sự hy vọng lạc quan và niềm an ủi. […] Và đây chính là bằng chứng cho lập luận của ông: được chuyện trò với một con người như vậy tức là cảm thấy được thách thức, cảm thấy được nâng đỡ và cảm thấy được yêu.»
Ở Việt Nam, trước năm 1975, chúng ta đã từng có hai bản dịch tác phẩm này, của người dịch Tuệ Sỹ với nhan đề “Tâm thức luyến ái”, và của Giáo sư Thụ Nhân với tên gọi “Phân tâm học về tình yêu”.
Bản dịch Việt ngữ này được Omega+ mua bản quyền và xuất bản theo ấn bản năm 2006 có bổ sung Lời giới thiệu của Peter D. Kramer và một phần Phụ lục nói về các mẫu chuyện tình yêu trong cuộc đời ông, do dịch giả Lê Phương Anh chuyển ngữ và dịch giả Phạm Anh Tuấn góp ý, hỗ trợ về các thuật ngữ.
+ ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Alphabooks |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 4205943875025 |
fahasa nhà sách fahasa 7 thói quen hiệu quả robin sharma mindset deep work lý thuyết trò chơi sách how psychology works nhà sách tiki thần số học thích nhất hạnh tâm lý học tội phạm thần số học lê đỗ quỳnh hương tâm lí học tội phạm thay đổi cuộc sống với nhân số học suy tưởng 999 bức thư gửi chính mình little stories nguyễn phi vân sách kỹ năng sống thôi miên bằng ngôn từ thiên nga đen vãn tình tâm lý học tư duy phản biện sách hay bí mật của nước 999 lá thư gửi cho chính mình lối sống tối giản của người nhật