Sách Triết học Đông Phương cổ - Trung đại
Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội
Năm xuất bản : 2024
Tác giả : Lê Công Sự
Số trang : 650
Khổ : 16 x 24
Trọng lượng : 1000gr
ISBN : 9786043082098
Triết học Đông phương bao gồm các hệ thống triết lý và tôn giáo chủ yếu tại Ấn Độ, gồm các truyền thống đa dạng được gom chung thành Ấn giáo, cùng với triết học Phật giáo và Kỳ na giáo, và tại Á Đông gồm Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản với tư tưởng Nho giáo và Đạo học cùng những phát triển về sau của Phật giáo.
Với nhan đề Đại cương triết học Đông phương, cuốn sách chỉ đề cập tới những truyền thống tư tưởng và minh triết phát triển tại tiểu lục địa Ấn Độ và Viễn Đông.
Từ Ấn Độ, chúng ta có một gia tài tư tưởng, các hệ phái tâm linh, các thực hành tôn giáo và xã hội được hiểu một cách tổng thể là Ấn giáo. Bên cạnh đó là Kỳ Na giáo và các triết hệ Phật giáo; cả hai cùng phát triển trong văn hóa Ấn Độ nhưng đều phê phán Ấn giáo chính thống, do đó, được xem là những truyền thống riêng biệt. Từ Viễn Đông, chúng ta có hai truyền thống cổ đại là Nho giáo và Đạo học, mà về sau chung hợp với Phật giáo làm thành một hỗn hợp tư tưởng Trung Hoa phong phú.
Kế đến, chúng ta có hai truyền thống mà lối tiếp cận rất khác với các truyền thống vừa kể, đó là Mật Tông, đặt cơ sở trên hành động có tính nghi lễ cùng việc sử dụng óc tưởng tượng đầy sáng tạo, và Thiền Tông với trực giác về thực tại vượt quá bên kia khái niệm.
Hết thảy những truyền thống vừa kể đều có chung một lịch sử trải dài từ 3000 năm trước, và cùng góp phần rất lớn lao không những cho các nền văn hóa Đông phương là nơi chúng phát triển mà còn cho toàn thể thế giới. Do đó, một cuốn sách với số trang tương đối ít như cuốn này, chỉ dám đề cập tới các vấn đề trung tâm và một số trọng điểm hàm chứa trong triết học Đông phương cùng phác họa các lối tiếp cận và những chung quyết chủ yếu của chúng.
Cuốn sách này sẽ khảo sát khá sâu những câu hỏi nền tảng được mỗi truyền thống triết học và tôn giáo trình bày, nhưng chỉ lướt quan phần lịch sử và chỉ mô tả nghi lễ tôn giáo hoặc lối sống đạo của tín đồ có tính tiêu biểu và ở mức tối thiểu.