Giới thiệu Sách - Tọa Độ:Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người
Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai
Tọa độ, cấu trúc gia đình và xã hội Jörai là một trong những tác phẩm vô cùng quan trọng về con người và vùng đất Tây Nguyên, được xuất bản năm 1972; ngay khi Jacques Dournes còn đang thực địa trong chính những bản làng của người Jörai. Đây là ấn bản tiếng Việt đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam.
Nhà nhân học Laurent Dartigues và nhà dân tộc học Pierre Le Roux nói về Dournes như một tổng kết gọn: “Dournes là một trong những bậc thầy về dân tộc học vùng Đông Nam Á. Ngoài các nghiên cứu của ông về văn học truyền khẩu, các tác phẩm Tọa độ (1972), Pötao (1977) vẫn là công trình hàng đầu…”
Jacques Dournes đã có 25 năm ở Tây Nguyên, trong đó phân nửa thời gian là sống cùng người Jörai, không qua phiên dịch, thông thạo tiếng Jörai còn hơn người bản địa. Với lối nghiên cứu đi sâu sát vào thực tế vùng đất và đời sống con người, cuốn sách cho thấy những nỗ lực của tác giả trong việc xác nhận các ‘tọa độ’ (xã hội) của họ, để nhận diện đúng bản nguyên, căn cước (identité) riêng của họ giữa thế giới này. Và cuối cùng, đem đến những suy nghĩ về thực trạng và số phận của họ, những khả năng, những thách thức và con đường phát triển của họ trong thế giới ấy hôm nay.”
Ở đây, tọa độ được hiểu là toàn bộ cấu trúc gia đình và xã hội hết sức phức tạp và tinh tế của người Jörai. Đọc Tọa độ như là một cách để ta chìm đắm trong không gian Tây Nguyên nói chung và không gian văn hóa Jörai nói riêng, để hiểu hơn về phong tục tập quán và xã hội của nhóm dân tộc tiêu biểu trong đại gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Và đọc Tọa độ, bất ngờ trước kết cấu và tổ chức xã hội của người Jörai, biết rằng nó sâu sắc và kết nối chặt chẽ ra sao với tự nhiên. Dẫu vẫn biết có thể sẽ cảm thấy đau đáu trước thực trạng hiện tại, song biết đâu đó, chúng ta sẽ thấy có thêm động lực hành động để duy trì và bảo tồn không gian văn hóa của các tộc người Tây Nguyên nói riêng và của các dân tộc thiểu số khác trên khắp mọi miền đất nước.
Cuốn sách nằm trong Bộ sách Tây Nguyên của Omega+, mang đến những góc nhìn đa chiều về lịch sử, tập tục, con người của một số dân tộc ở Tây Nguyên, với các tựa sách:
- Rừng, Đàn bà, Điên loạn - Jacques Dournes
- Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương - Jacques Dournes
- Người Ê Đê: Một xã hội mẫu quyền - Anne de Hauteclocque-Howe
- Vũ Man Tạp Lục Thư - Ôn Khê Nguyễn Tấn
Đánh giá/ Nhận xét của chuyên gia
“Cùng với Rừng, Đàn bà, Điên loạn, và Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương, Tọa độ: Tọa độ: Cấu trúc gia đình và xã hội Jörai là tác phẩm đặc biệt quan trọng của nhà nhân học hàng đầu Jacques Dournes về con người và vùng đất Tây Nguyên. Jacques Dournes đã viết và cho xuất bản ngay khi ông đang thực địa giữa những người Jörai mà ông tiếp xúc hằng ngày, trong nỗ lực cố gắng xác nhận các ‘tọa độ’ (xã hội) của họ, để nhận diện đúng bản nguyên, căn cốt hay ‘căn cước’ (identité) riêng của họ giữa thế giới này. Và cuối cùng, để suy nghĩ về thực trạng và số phận của họ, những khả năng, những thách thức và con đường phát triển của họ trong thế giới ấy hôm nay.”
– Nguyên Ngọc.
Về tác giả:
JACQUES DOURNES (1922-1993)
Nhà dân tộc học hàng đầu người Pháp, với bút danh là Dam Bo. Ông sống ở Tây Nguyên 25 năm (1946-1970) trong vai trò một nhà truyền giáo đam mê điền dã dân tộc học, tập trung nghiên cứu về văn hóa Jörai (Giarai) và các tộc người vùng cao nguyên.
Ông có hơn 250 công trình nghiên cứu lớn nhỏ về Tây Nguyên.
-------------------------------
Công ty phát hành: Omega Plus
Tác giả Jacques Dournes
Dịch : Nguyễn Phương Chi
NXB NXB Thế Giới
Năm XB 2021
Số trang 444
Kích thước : 16 x24 ( cm )
Hình thức Bìa Mềm
Giá TURBO