Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách Ở Một Nơi Ai Cũng Quen Nhau - Tủ Sách Thiên Đường Không Tuổi
Tác giả: Hoàng Ngọc Tuấn
Khổ sách: 13 x 19 cm
Số trang: 242 trang
Năm xuất bản: 2019
Tủ sách “Thiên đườngkhông tuổi”do Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành đã tạo cơ hội cho các cây bút Tuổi ngọc ngày xưa cùng hội ngộ bên nhau. Tủ sách tập hợp tác phẩm chọn lọc của sáu nhà văn: Anh Chi yêu dấu (Đinh Tiến Luyện), Tình yêu có màu gì (Từ Kế Tường), Cạn chén tình (Mường Mán), Ở một nơi ai cũng quen nhau (Hoàng Ngọc Tuấn), Đâu phải cái gì cũng mong manh (Đoàn Thạch Biền), Tuổi ngọc ngày chưa xưa (Nguyễn Thị Minh Ngọc).
Vì sao là “Thiên đường không tuổi”? Bởi lẽ đời người chỉ có một, nhưng trải qua nhiều giai đoạn, tuổi nhỏ, mới lớn, trưởng thành, ra đời, trung niên và chạm ngưỡng tuổi già sống với hoài niệm. Ai cũng sẽ có lúc náo nức để trở về với những tháng năm đẹp nhất đời người, đó là vùng trời kỷ niệm, là “Thiên đường không tuổi”.
Chủ đề tình yêu là chủ đề muôn thuở cho cả đời người, cho nhiều lứa tuổi và nhiều thế hệ, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn và đang trưởng thành. Sáu nhà văn chuyên viết cho lứa tuổi vừa tuyệt đẹp, vừa không kém phần rắc rối, phức tạp này với mỗi người mỗi vẻ, mỗi giọng văn riêng đã định hình thương hiệu, sẽ đề cập, giải quyết câu chuyện tình yêu muôn thuở cho nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ từ ngày xưa, vẫn chưa xưa và hôm nay ra sao?
Bài toán quá khó, lời giải đáp không hề đơn giản. Và chỉ có một cách trả lời: Hãy đọc kỹ sáu tác phẩm của sáu tác giả, đích thực là sáu câu chuyện tình và câu trả lời thường ở trang cuối cùng.
TỪ KẾ TƯỜNG
Trích đoạn Ở một nơi ai cũng quen nhau
“Khi nàng bắt đầu gặp cái nhìn của anh, nàng cười, nụ cười của nàng trông đáng yêu chết đi được, mặc dù môi nàng đã phai son tái nhợt. Da mặt nàng cũng không trang điểm gì, đôi mắt đen sâu mất ngủ và mệt mỏi. Nàng ngồi xuống, co mình vì lạnh, anh bèn khoác lên vai nàng chiếc áo sơ mi vải dày của anh. Nàng cười có nghĩa là cám ơn, rồi nàng bắt đầu nói chuyện, những câu chuyện anh đã nghe hoài nh ưng anh vẫn thú vị lắng tai…”
Trích đoạn Sông Hương nước nhảy lên bờ
“đềm mơ màng, bà lẩm bẩm như vẫn đang nói với cô Út:
“ Còn cái thằng Tí Đường, ba nó mất sớm, mẹ nó lại đi xa, nói mãi nó mới để thằng Tí ở đây cho tao dạy dỗ. Có một mụn cháu mà không thương răng đượ”
“ Nói tóm lại trong nhà ai cũng thương thằng Tí Đường nhất. Cả dì Út nữa, lúc nào nó làm dì nổi cáu về chuyện gì thì bị dì cho ăn mấy cái phất trần, nhưng mỗi lần đi xi-nê, dì vẫn dẫn nó đi theo, xem xong lại còn cho ăn một ly chè trái cây nữa.
Ở trường học, ghi rõ tên vở, thằng Tí Đường cũng có một tên oai ra phết chứ đâu gọi là Tí một cách coi thường thế. Cái tên thân mật, sở dĩ gọi là Tí vì nó nhỏ nhất nhà, so với mấy ông cậu bà dì của nó. Còn cái “biệt hiệu” Đường bắt nguồn từ cái thói thích chạy rong ngoài đường hơn là nằm trong nhà của Tí. Suốt ngày, không kể những lúc đi học, thằng Tí Đường đều lê la trên khắp các hè đường ven sông, hái me, bẻ phượng, câu cá, xách ná cao su bắn chim (thỉnh thoảng bắn trật hoài nó bèn gan lì bắn trộm chim bồ câu của nhà hàng xóm).
Giá MEME