CÁC HỆ THỐNG BẦU CỬ TRÊN THẾ GIỚI
Trong một xã hội con người ngày càng ý thức quyền của mình hơn và nhận thức được sự ảnh hưởng của chính trị tới đời sống thường nhật, một hệ thống bầu cử tối ưu, tiết kiệm và thông minh là tối cần thiết, không phải chỉ với bộ máy chính quyền, mà còn với những người dân thường. Trong quá trình cải cách để hướng tới sự tối ưu, việc áp dụng một cách cứng nhắc các mô hình mà cần phải xem xét và tính toán đến rất nhiều tham số xã hội khác.
Cuốn sách “Các hệ thống bầu cử trên thế giới” được viết bởi các chuyên gia hàng đầu về cải cách hệ thống bầu cử trên thế giới, những người đã cố vấn và tham gia vào quá trình thiết kế bầu cử tại nhiều quốc gia phát triển, đang phát triển và kém phát triển, ghi chép lại các vấn đề bất cập và khó khăn để đảm bảo quá trình bầu cử diễn ra bình đẳng, công khai, hiệu quả. Qua những ghi chép của họ, các độc giả Việt Nam, những người quan tâm đến hệ thống bầu cử bao gồm: nhà hoạch định chính sách, chuyên gia cải cách hành chính, chuyên gia pháp luật, các nhà báo mảng chính trị xã hội, các nhà vận động chính sách & hoạt động xã hội, sẽ học tập được nhiều kinh nghiệm quý báu, và hạn chế được các sai lầm, từ đó tiết kiệm được chi phí thử nghiệm vốn rất tốn kém của hoạt động bầu cử.
Cuốn sách được chia thành 3 phần: Phần 1 quan tâm đến sự đa dạng của hệ thống bầu cử trên thế giới cùng với ưu điểm và hạn chế của chúng; phần 2 tập trung chính xác hơn về điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống đầu phiếu đại diện tỉ lệ (proportional representation – PR); và phần thứ ba gồm một loạt các trường hợp nghiên cứu làm rõ kết quả của những hệ thống bầu cử khác nhau ở Nam Phi, Mĩ Latin, Israel, Nhật Bản, Đài Loan, Afganistan và Iraq.
VỀ NHÓM TÁC GIẢ & NHÓM BIÊN TẬP
Cuốn sách được các nhà khoa học chính trị xuất sắc nhất thế giới đã và đang giảng dạy từ nhiều trường đại học danh tiếng thực hiện trong suốt 16 năm bao gồm lấy dữ liệu, tổng hợp và phân tích. Các bài luận này đồng thời là bản đánh giá quá trình thiết kế bầu cử tại các nước đang trong quá trình chuyển đổi do Tạp chí Dân Chủ thực hiện.
Larry Jay Diamond (1951), đồng biên tập của cuốn sách là nhà xã hội học chính trị người Mỹ và học giả đương đại hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu dân chủ. Ông là thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli, vốn là trung tâm chính của Đại học Stanford về nghiên cứu các vấn đề quốc tế. Tại Viện, ông giữ vai trò giám đốc Trung tâm Dân chủ, Phát triển và Pháp quyền. Diamond đã từng là cố vấn cho nhiều tổ chức chính phủ và quốc tế, bao gồm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Ông cũng là đồng biên tập viên sáng lập Tạp chí Dân chủ của National Endowment for Democracy. Ông còn là điều phối viên của Dự án Dân chủ Iran của Viện Hoover, cùng với Abbas Milani và Michael McFaul.
Marc F. Plattner là thành viên của Hội đồng Quản trị National Endowment for Democracy từ 1984 đến năm 2020, với cương vị giám đốc chương trình tài trợ. Năm 1989, ông trở thành đồng sáng lập (cùng với Larry Diamond) của Tạp chí Dân chủ. Sau đó, ông là người điều hành Diễn đàn Quốc tế về Nghiên cứu Dân chủ và là Phó chủ tịch của National Endowment for Democracy về nghiên cứu và học tập.
Thông tin cơ bản về: Sách Các hệ thống bầu cử trên thế giới
Sô trang: 420 trang
Khổ: 16x24cm
Bìa: mềm
Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng
Phát hành: năm 2022
Tác giả: Nhiều tác giả, Larry Diamond & Marc F.Plattner đồng biên tập
Dịch giả: Nhóm dịch Book Hunter - Lê Duy Nam hiệu đính
Lĩnh vực: chính trị
Tủ sách: thuộc Tủ Sách Kiến Tạo - Book Hunter
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Đà Nẵng |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 420 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đà Nẵng |
SKU | 1464184607691 |
odyssey francis fukuyama người bà tài giỏi vùng saga putin trump sách bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015 luật luật hình sự văn kiện đảng bộ luật hình sự sách luật diễn biến hòa bình bàn về tự do trật tự chính trị và suy tàn chính trị bản án chế độ thực dân pháp của nguyễn ái quốc ông già nhìn ra thế giới di chúc của chủ tịch hồ chí minh nhà xuất bản khoa học xã hội cộng hòa sách về bác hồ chí minh về trung quốc nguồn gốc trật tự chính trị lý luận chính trị sách về hồ chí minh chính trị học giấc mơ việt nam plato những điểm mới trong các văn kiện đại hội xiii của đảng trật tự chính trị