Bản sắc của một dân tộc hay phong cách, nếp sống, nết sống của từng người cụ thể không phải bỗng nhiên mà có. Tất cả đều được hình thành, đào thải, tồn tại, phát triển bởi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và qua nhiều năm tháng mới có được. Việc đi sâu tìm hiểu các yếu tố ấy sẽ giúp chúng ta nắm được quy luật của diễn biến, hiểu được nguồn gốc, rút ra được những kinh nghiệm, bài học bổ ích để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Hương ước, lệ làng là một trong những di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của nhân dân Việt Nam. Các công trình nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ nhiều giá trị truyền thống không thể phủ nhận của hương ước, lệ làng. Nhiều truyền thống tốt đẹp thể hiện đậm nét bản sắc dân tộc Việt Nam, giúp cho con người Việt Nam vượt qua được nhiều thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, của đấu tranh xã hội để giành thắng lợi cuối cùng đều có cội nguồn từ những nếp sống, nết sống tốt đẹp do hương ước, lệ làng góp phần rèn luyện, tạo dựng nên.
Hương ước, lệ làng Việt Nam có quá trình hình thành, tồn tại và phát triển trong nhiều thế kỷ. Đến nay, có những tài liệu có căn cứ cụ thể chứng minh được rằng hương ước, lệ làng Việt Nam xuất hiện từ trước thế kỷ XV. Gắn liền với mọi biến cố thăng trầm về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của đất nước, hương ước, lệ làng là một loại sản phẩm văn hóa pháp lý do cộng đồng dân cư nông nghiệp làng xã tự sáng tạo ra. Các cộng đồng cư dân làng xã đã sử dụng nó làm thước đo chuẩn mực để phân biệt đúng sai, phải trái, lỗi thời, lạc hậu, tiến bộ, văn minh trong quan hệ giao tiếp, ứng xử. Điều có ý nghĩa tích cực và bổ ích là toàn dân làng biết sử dụng nó vào mục đích phát triển, bảo vệ sản xuất, bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo đảm an ninh của cộng đồng, chống lại mọi hiểm họa từ bên ngoài ập đến. Hương ước, lệ làng không chỉ nhằm mục đích hoàn thiện bảo vệ quan hệ giao tiếp mà còn nhằm duy trì, phát triển sản xuất như các quy tắc về xây dựng, bảo vệ đê đập, những quy tắc về bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường Từ già đến trẻ, người có học cũng như người thất học, quan viên hay dân thường, đàn ông cũng như đàn bà trong làng, hầu hết, đều nhớ và hiểu hương ước, lệ làng nơi chôn rau cắt rốn của mình. Có những người nhớ đến mức thuộc lòng. Mọi người trong cộng đồng dân cư đều tự nguyện, nghiêm chỉnh tuân thủ nó, bảo vệ sự tồn tại và phát triển của hương ước, lệ làng cho đến những năm đầu thế kỷ XX.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, do có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do ngộ nhận, định kiến sai lệch, do thiếu điều kiện điều tra, nghiên cứu, nên hương ước, lệ làng bị lãng quên. Còn có ý kiến cho rằng khôi phục hương ước, lệ làng cổ duy trì các mối quan hệ xã hội khép kín trong ao tù, nước đọng, trong bốn lũy tre làng.
Từ sau khi Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích nghiên cứu để kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp, thể hiện đậm nét bản sắc dân tộc, nhiều địa phương trong cả nước đã quan tâm đến việc soạn thảo, ban hành các hương ước, quy ước mới để phục vụ sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Song vì thiếu điều tra, nghiên cứu đến cội nguồn những mặt mạnh cũng như mặt tiêu cực, những điều có thể tiếp thu để phát triển, những lỗi thời, lạc hậu của hương ước, lệ làng cổ cần tránh, và trước hết là thiếu sự lãnh đạo, hướng dẫn thống nhất, nên nhiều hương ước, quy ước mới được ban hành còn mang nặng tính áp đặt, gán ghép.
Hành chính hóa và quan liêu hóa bộ máy nhà nước đang là khuynh hướng không tránh khỏi của các nhà nước hiện đại. Bộ máy nhà nước Việt Nam, như đã nêu ra trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước, không tránh khỏi xu thế đó và ngày càng trở nên cồng kềnh và quan liêu hóa. Hoạt động quản lý của Nhà nước ngày càng thiên nhiều về sử dụng mệnh lệnh, cưỡng chế. Việc duy trì kỷ cương, phép nước thiếu hẳn sự hỗ trợ rộng rãi của nhân dân. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho năng lực quản lý nhà nước trở nên yếu kém, tình trạng phạm tội trong xã hội ngày càng tăng, ngày càng trở nên phức tạp.
Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng khinh nhờn kỷ cương phép nước là cần xã hội hóa mạnh hơn, rộng hơn hoạt động quản lý nhà nước, khiến cho trong nhân dân không còn ai tự đặt mình vào vị trí là người ngoài cuộc. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Bởi vậy khôi phục và đổi mới các quy ước, hương ước trong nhân dân, như kinh nghiệm của lịch sử đã chứng minh là chủ trương biện pháp huy động rộng rãi nhân dân tham gia hoạt động quản lý của Nhà nước có hiệu quả nhất.
Với mục đích góp phần làm sáng tỏ những giá trị đích thực của hương ước, lệ làng trước đây và để kế thừa những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới - giai đoạn thực hiện cuộc cách mạng 4.0, tác giả quyển sách này xin mạnh dạn trình bày những kết quả nghiên cứu được rút ra qua các tư liệu lịch sử và qua trải nghiệm thực tiễn từ sau đổi mới đến nay và đề xuất những ý kiến của bản thân về chủ đề đã nêu với bạn đọc.
“Gạn đục khơi trong”, xưa nay vốn là công trình lao động đầy khó khăn, phức tạp như đãi cát tìm vàng, xẻ đá tìm ngọc.
Mong muốn của tác giả thì nhiều, nhưng trí tuệ, tài năng và điều kiện, thời gian nghiên cứu, thể nghiệm còn hạn chế nên không sao tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả quyển sách này sẽ vô cùng mãn nguyện nếu như những điều trình bày trong quyển sách thực sự đem lại cho bạn đọc đôi điều bổ ích trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đã được nêu trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam về “Thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện là các cơ quan dân cử và các đoàn thể; làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng các quy ước, hương ước tại cơ sở phù hợp với luật pháp của Nhà nước Việt Nam”
Để giúp bạn đọc có tư liệu nghiên cứu, tìm hiểu di sản văn hóa pháp lý của các dân tộc Việt Nam, làm cơ sở cho việc biên soạn và ban hành các hương ước, quy ước mới phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng địa phương theo cơ chế làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản và sử dụng với tác dụng là công cụ hỗ trợ đắc lực trong thực hiện cuộc cách mạng 4.0, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn Hương ước, lệ làng - Quá khứ, hiện tại, tương lai của luật sư Lê Đức Tiết, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trong cuốn sách tác giả đã sưu tầm khá nhiều sử liệu từ những bản hương ước, hương liên, hương lệ, cựu khoán, khoán lệ của các vùng cư dân khác nhau thời cổ. Đồng thời, tác giả còn phân tích, làm nổi bật tính pháp lý cao, có giá trị đối với cuộc sống đương thời, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ làng xã trong lịch sử dựng nước và giữ nước của các dân tộc Việt Nam.
Trên cơ sở những tư liệu lịch sử, bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, tác giả đã nghiên cứu tính tất yếu về nguồn gốc phát sinh, quá trình diễn biến và tác dụng đa năng của hương ước, lệ làng cổ đối với cuộc sống trong nhiều thế kỷ qua của các cộng đồng cư dân làng xã Việt Nam.
Việc đi sâu nghiên cứu các hương ước, lệ làng cổ đã được tác giả tiến hành trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội và khoa học pháp lý, đúc kết được nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Các sử liệu phong phú, đa dạng giúp chúng ta phân tích, làm rõ những điều tích cực để kế thừa và phát huy tác dụng, đồng thời loại bỏ những điểm tiêu cực mang tính áp đặt của hương ước, lệ làng cổ và hương ước lệ làng cải lương dưới thời cai trị của thực dân Pháp.
* Nội dung cuốn sách bao gồm:
PHẦN MỘT: HƯƠNG ƯỚC, LỆ LÀNG - BỘ TỔNG LUẬT CỦA CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ NGƯỜI VIỆT
I. Sơ lược lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của hương ước, lệ làng
II. Hương ước, lệ làng - Bộ Tổng luật của cộng đồng làng xã Việt Nam
PHẦN HAI: HƯƠNG ƯỚC, LỆ LÀNG VỚI SỰ NGHIỆP GIỮ NƯỚC, DỰNG NƯỚC
I. Hương ước, lệ làng với sự nghiệp dựng nước
II. Hương ước, lệ làng với sự nghiệp giữ nước
III. Hương ước, lệ làng - Những tác động tích cực, những ảnh hưởng tiêu cực
PHẦN BA: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CỦA HƯƠNG ƯỚC CỔ ĐỂ PHỤC VỤ CHO SỰ NGHIỆP GIỮ NƯỚC VÀ DỰNG NƯỚC VÀO THIÊN NIÊN KỶ TỚI
I. Quán triệt chủ trương của Đảng trong biên soạn, ban hành và áp dụng hương ước, quy ước để phục vụ sự nghiệp giữ nước và dựng nước trong thời kỳ mới
II. Quán triệt và thực hiện đầy đủ khẩu hiệu hướng về cơ sở
III. Thống nhất tên gọi: hương ước, quy ước
IV. Nội dung, văn phong, trình tự soạn thảo, ban hành áp dụng, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước
V. Về quy ước của cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài
Ngoài ra, tại phần Phụ lục, cuốn sách còn trích dẫn một số Hương ước, quy ước, như: Hương ước làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu); Mộ Trạch xã Cựu Khoán; Hương đoan xã Phù Xá Đoài; Hương ước làng Ỷ La; Quy ước quân dân 450 để bạn đọc tiện tham khảo.
- Cuốn sách được xuất bản tháng 8 năm 2020
- Khổ sách: 14,5 x 20,5.
- Số trang: 480.
- Giá bán: 170.000 đồng.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Tư Pháp |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 480 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tư Pháp |
SKU | 2044310786684 |
odyssey francis fukuyama người bà tài giỏi vùng saga putin trump sách bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015 luật luật hình sự văn kiện đảng bộ luật hình sự sách luật diễn biến hòa bình bàn về tự do trật tự chính trị và suy tàn chính trị bản án chế độ thực dân pháp của nguyễn ái quốc ông già nhìn ra thế giới di chúc của chủ tịch hồ chí minh nhà xuất bản khoa học xã hội cộng hòa sách về bác hồ chí minh về trung quốc nguồn gốc trật tự chính trị lý luận chính trị sách về hồ chí minh chính trị học giấc mơ việt nam plato những điểm mới trong các văn kiện đại hội xiii của đảng trật tự chính trị