DỊCH BỆNH - KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT
Cuốn sách này là kết quả của sự tham gia, quan sát, để tâm, các điều tra vụ dịch, nghiên cứu, chương trình của tác giả, và sự phát triển của chính sách trên chiến tuyến chống lại các vấn đề y tế công cộng nổi cộm hiện đại.
Chính như tên của cuốn sách, bệnh truyền nhiễm là kẻ thù nguy hiểm nhất nhân loại từng đối mặt. Không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân riêng biệt, bệnh truyền nhiễm có thể tác động đến cả cộng đồng, đôi khi còn trên quy mô dân số.
Với 21 chương được trình bày một cách khá tóm tắt, luôn khu trú vào mục tiêu là những kẻ thù nguy hiểm nhất, với cách khai thác các thông tin liên quan tới kẻ thù nguy hiểm đó bằng những câu hỏi kinh điển: Who (ai), What (cái gì), When (khi nào), Where (ở đâu), and Why (tại sao) và chữ How (như thế nào) lúc nào cũng phải có trong các giáo trình giảng dạy dịch tễ học, các tác giả dẫn dắt chúng ta như cách các thám tử điều tra một vụ án trong suốt hơn 400 trang sách bằng việc kể lại những câu chuyện của chính bản thân. Sáu chương đầu sẽ trình bày những câu chuyện, trường hợp và các chi tiết liên quan để dựng nên bối cảnh cho phần còn lại của cuốn sách. Từ đó, những nguy cơ và thách thức cấp bách nhất sẽ được bàn luận, cũng như các phương pháp thiết thực để giải quyết chúng.
Các tác giả đã mở rộng để chúng ta dần nhận thấy rằng logic nhân-quả thực sự quan trọng trong suy luận dịch tễ học, không chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra căn nguyên các vụ dịch và các con đường phát tán, mà còn cả trong dự đoán về những viễn cảnh hủy diệt do sự tham lam, hay vì sự vô tâm của cả những người chưa có kiến thức đầy đủ, và đáng quan tâm hơn cả là dã tâm của những thế lực thù địch và những kẻ làm khoa học “tâm thần” sử dụng khoa học vào những mục tiêu ngược lại với sự phát triển cũng đã được cảnh báo như ở chương 10. Theo đó, ở một mặt vi sinh vật biến đổi rất nhanh để thích nghi; và ở phía còn lại, loài người mặc dù biến đổi chậm hơn về mặt sinh học nhưng cũng phát triển rất nhanh về số lượng, tạo thành một quần thể khổng lồ hàng tỷ người thay vì chỉ là hàng triệu như đầu thế kỷ 19. Với những loài động vật sống gần người thì tình hình còn nguy hiểm hơn, với số lượng lên đến nhiều tỷ. Thử hình dung cách mà người và động vật ngày nay di chuyển khắp thế giới dễ dàng và nhanh chóng tới nhường nào, không khó để nhận ra nguy cơ lớn đến mức nào nếu như kẻ thù nguy hiểm nhất ấy thích nghi cả trên quần thể người và động vật! Hơn thế nữa, khoa học đã giúp các vi sinh vật nhỏ nhoi đó biến đổi để nhân lên nhiều hơn, với mục đích phục vụ lợi ích phát triển của con người. Nhưng với những ý đồ xấu thì sao? Đây là những câu hỏi rất khó trả lời và thực tế là chưa có những câu trả lời thỏa đáng! Khoa học cần phát triển, nhưng cũng không thể để xảy ra những hậu quả không thể khắc phục được! Nhưng những băn khoăn vẫn còn đó. Các tác giả sẽ chia sẻ chi tiết với bạn ở chương 10 và Chương 11 về khủng bố sinh học nữa.
Chương 16 diễn tả chi tiết những vấn đề nan giải không kém và thực tế đây là một trong những mối lo ngại lớn nhất của YTCC. Kháng thuốc đang diễn ra với tốc độ ngày một nhanh hơn trong khi, vì nhiều lý do việc lạm dụng kháng sinh và tăng cường cho sự ra đời của những kháng sinh mới cũng đang tăng tốc để cạnh tranh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Với tình trạng này, những giải pháp mang tính không đặc hiệu đã được gợi ý ở Chương 17. Gọi là những giải pháp không đặc hiệu, nhưng thật ra đó là những lời giải có rất có hiệu quả, tương tự như trong việc khống chế COVID19 thì vaccine được coi là giải pháp đặc hiệu còn những gì cho tới nay chúng ta đang làm là các giải pháp không đặc hiệu (kể cả đó là điều trị - vì căn nguyên chính là virus thì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu! Việc điều trị chỉ giúp người bệnh hấp thụ được oxy trong trường hợp không thể tự thở được là một ví dụ). Nhưng những biện pháp mà chúng ta đang áp dụng với COVID19 lại rất có hiệu quả mặc dù được gọi là không đặc hiệu!
Những chương tiếp theo giới thiệu về nguy cơ, về các loại dịch bệnh cần ưu tiên ở mức toàn cầu, về vaccine, về các vector nguy hiểm tồn tại dai dẳng trong khi những tiến bộ vẫn chỉ dừng lại ở việc mô tả tương lai của đầu ra của khoa học cũng đã được các tác giả chia sẻ rõ ràng với độc giả như vắc-xin liên quan tới sốt rét, HIV Tất cả đều là những thông tin cập nhật thậm chí cả với các đồng nghiệp đang thực hành YTCC trong nhiều hệ thống y tế quốc gia.
Cuốn sách mong muốn mang lại cho độc giả một mô hình đánh giá nguy cơ của những đợt bùng phát dịch bệnh trong Thế kỷ 21. Khi đối phó với bệnh truyền nhiễm, chúng ta cần xác định và tìm hiểu những căn bệnh này cùng với khả năng gây rối loạn kinh tế, chính trị, xã hội hoặc sự ổn định của các vùng lãnh thổ, hay thậm chí toàn cầu. Và mặc dù tình hình bệnh tật và tử vong hiển nhiên là những mối quan tâm chính, chúng không phải vấn đề duy nhất. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phân biệt rạch ròi giữa những thứ có thể khiến mình tử vong với những thứ gây đau đớn, sợ hãi, hay chỉ đơn giản là làm chúng ta khó chịu. Chính bởi vậy, chúng ta không phải lúc nào cũng đưa ra các quyết định hợp lý về việc phân bổ các nguồn lực, định hướng chính sách, và một cách thẳng thắn, định hướng cả nỗi sợ nữa.
Kể cả một đất nước giàu có cả về tiền bạc lẫn trí thức và khoa học như nước Mỹ vẫn đang còn quá nhiều hoạt động đang bị bỏ ngỏ, quá nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng những nguy cơ quan trọng nhất đã được kiểm soát. Những giải pháp này chắc chắn phải bao gồm cả những khía cạnh chính sách, vì như các tác giả đã chỉ ra một cách đầy kinh nghiệm và rõ ràng rằng nếu không có sự hỗ trợ của chính sách tốt thì mọi cố gắng chuyên môn đều trở nên ít tác dụng, thậm chí thất bại. Nếu không có chính sách, nghiên cứu sẽ không có phương hướng, và chúng ta sẽ chỉ chạy từ cơn khủng hoảng này qua cơn khủng hoảng khác mà không bao giờ lường trước được gì và cũng chẳng đi đến tận cùng vấn đề. Khoa học và chính sách cần phải được kết hợp để tạo ra hiệu quả.
Không giống như phim ảnh hay báo chí dùng những hình ảnh kinh dị để thu hút sự quan tâm của mọi người, tác giả không cố tô hồng hay trầm trọng hóa những thách thức khi đối với kẻ thù nguy hiểm nhất. Thứ cuốn sách muốn mang lại là sự thực tế. Cách duy nhất để chúng ta có thể đối diện và giải quyết mối nguy luôn luôn tồn tại của bệnh truyền nhiễm là hiểu các thách thức, để tránh cho điều không thể tưởng tượng nổi biến thành điều không thể tránh khỏi.
Nếu cố gắng thay đổi hệ quả của việc không hành động, chúng ta có thể thay đổi lịch sử theo hướng tích cực, thay vì chỉ hồi tưởng và giải thích ở thì quá khứ. Nhờ những thành tựu trong lĩnh vực y tế công cộng, cùng hàng nghìn con người, hàng triệu người chưa được sinh ra sẽ không phải gánh chịu căn bệnh đậu mùa. Cơ hội thay đổi cuộc sống loài người vẫn còn đó, nếu chúng ta nhận ra và cùng chung tay hành động.
Về tác giả:
TS. THS. MICHAEL T. OSTERHOLM
Giáo sư Danh dự, Chủ tịch danh dự Y tế Công cộng Đại học Minnesota
Người sáng lập và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Bệnh Truyền nhiễm – CIDRAP, Đại học Minnesota.
Nhà dịch tễ học nổi tiếng thế giới, nguyên chuyên gia dịch tễ bang Minnesota và trưởng ban Dịch tễ Bệnh Cấp tính. Ông đóng vai trò trưởng nhóm điều tra nhiều vụ bùng phát dịch có tầm quan trọng cấp quốc tế, bao gồm các bệnh lây truyền qua thực phẩm, hội chứng sốc độc tố, sự lây truyền của viêm gan B trong cơ sở y tế và lây nhiễm HIV của nhân viên y tế.
MARK OLSHAKER
Nhà làm phim tài liệu từng đạt giải Emmy và tác giả ăn khách số một theo đánh giá của New York Times
Loạt sách ông đồng tác giả với đặc vụ FBI John Douglas, bao gồm Mindhunter hiện được làm thành series phim ăn khách trên Netflix, đã bán được hàng triệu bản trên thế giới, được dịch ra nhiều ngôn ngữ, và mang đến góc nhìn khác biệt và thú vị về khoa học hành vi và phân tích điều tra tội phạm.
NGUỒN GỐC DỊCH BỆNH
Chẳng có gì phải bàn cãi khi nói Nguồn gốc dịch bệnh một cuốn sách phi thường. David Quammen đã dệt lên một câu chuyện đặc biệt, một tiểu thuyết trinh thám với những kẻ sát nhân rất khác biệt, nhưng cũng rất chân thực. Chúng là virus, vi khuẩn và những sinh vật đơn bào gây bệnh trên động vật; nhưng đôi khi, chúng sẽ thay đổi mục tiêu – và nhảy sang loài người. Mỗi chương của cuốn sách là một hành trình theo đuổi một tên tội phạm mới, chịu trách nhiệm bởi một nhóm các thám tử đến từ khắp nơi trên thế giới; cuốn sách là những ghi chép của Quammen trong quá trình đồng hành với họ, lần theo các dấu vết để tìm ra thủ phạm.
Sau chương đầu tiên về thứ virus khủng khiếp hạ gục cả ngựa và người, Ebola virus nổi lên qua câu chuyện đen tối, với những con khỉ đột chết chồng lên nhau trong rừng, món thịt từ xác thối trong rừng và ma thuật. Câu chuyện chẳng cần đến những sự thổi phồng thường gặp về Ebola để tạo ra không khí rùng rợn (với nước mắt máu cũng như nội tạng tan chảy), và Quammen cũng không cần phải làm vậy, bởi chính bản thân căn bệnh cũng đã đủ khủng khiếp rồi. Ông quan tâm nhiều hơn đến việc đào sâu tìm hiểm những dịch bệnh này, tìm hiểu những gì chúng ta đã biết về chúng và cách điều đó giúp chúng ta dự phòng những căn bệnh mới xuất hiện trong tương lai, đồng thời hạn chế hậu quả của chúng. Và cũng chẳng có lời nào về “đây là cơ sở khoa học đằng sau”: các bài học về virus, dịch tễ và di truyền học được đan xen vào câu chuyện một cách rất tài tình.
Trong mỗi chương, những căn bệnh đều dần trở nên rõ ràng, bắt đầu chỉ từ đôi ba tin đồn, vài cái chết bí ẩn dường như chẳng hề liên quan đến nhau. Quá trình điều tra dần dần bóc gỡ vấn đề, cho đến khi cuối cùng chân tướng của thủ phạm được phơi bày. Trong suốt quá trình đó, chúng ta sẽ được thấy muôn vàn cách mầm bệnh có thể di chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác – qua phân, dịch tiết, chấy nhầy và máu – và khám phá những hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến phơi nhiễm: leo cây, uống nhựa chà là, ăn hay chỉ đơn thuần là chạm vào động vật đã chết… Quammen cũng tìm kiếm cả những đồng phạm không cố ý: những loài động vật mang mầm bệnh trước khi truyền cho người: lợn, chim, khỉ, khỉ đột và dơi.
Những người hùng thực sự ở đây là những vị thám tử – những nhà khoa học làm việc không ngừng nghỉ, từ phòng thí nghiệm cho đến nơi thực địa, tìm kiếm lời giải cho những vụ án do những tên sát nhân nhỏ bé gây ra. Không chỉ tài ba trong việc mô tả cách hoạt động của virus, Quammen còn rất thành công trong việc vẽ lên bức chân dung của những người hùng đó: từ những nhà sinh học phân tử nghiên cứu về SARS “với bản năng của một nhà dịch tễ học cùng sự dũng cảm của một con khỉ mặt đỏ”, cho đến nhà sinh thái học đam mê những món ăn phương Đông kỳ lạ, cho đến chuyên gia bệnh thú y với “thân hình rắn rỏi và nghiêm nghị của một cựu cầu thủ bóng bầu dục đã qua tuổi 40 tuổi”.
Những chi tiết lịch sử cũng vô cùng thú vị: các nhà khoa học Thế kỷ 19 sử dụng kính hiển vi quang học để tìm kiếm các sinh vật nhỏ bé trong tế bào máu của bệnh nhân sốt rét, trong khi virus vẫn tiếp tục nấp sau tấm màn bí ẩn cho đến khi kính hiển vi điện tử được phát minh vào những năm 1930. Còn cả những dấu mốc lịch sử quan trọng: Tổng thống Hoover cấm nhập khẩu vẹt vào nước Mỹ; sự bùng phát của viêm khớp và phát ban, trước khi được liên hệ với bọ ve hươu, tại thị trấn Lyme tại bang Connecticut; và loạt ca bệnh tưởng chừng vô hại, nhưng thực tế lại chết người, trên hàng loạt bệnh nhân nam tại Mỹ vào những năm 1980.
Quammen mang chúng ta theo chuyến đi khắp miền thế giới, từ những phòng thí nghiệm chuẩn mực cho đến nơi thực địa cùng các điều tra viên – bẫy dơi tại Trung Quốc, khỉ tại Bangladesh, thâm nhập sâu vào cánh rừng ở Cameroon để nghe về những nghi thức trưởng thành cần hiến lên tay khỉ. Đến phần cuối cuốn sách, chúng ta sẽ bỏ lại thực tại một chút để bước lên chuyến du hành viễn tưởng đi tìm nguồn gốc của HIV, đan xen cùng hành trình của chính Quammen dọc theo sông Congo.
Một trong những đoạn ấn tượng nhất của cuốn sách là khi Quammen kể lại sự bùng nổ sâu bướm lều tại thị trấn quê nhà ở tây Montana năm 1993, “như một đại dịch trong Kinh thánh”. Ông viết: “Trong những đêm tháng Sáu, chúng ta có thể đứng dưới tán cây và nghe thấy những âm thanh lách tách như tiếng lửa, là tiếng chất thải của chúng rơi xuống trong tán lá.” Và rồi cũng đột ngột như khi xuất hiện, lũ sâu biến mất.
Mãi sau này ông mới biết nguyên nhân sự sụp đổ của quần thể sâu bướm là do một loại virus gây bệnh. Liệu con người, ông tự hỏi, có phải hứng chịu số phận tương tự hay không? Cũng như loài sâu bướm lều, chúng ta quá đông đúc trên hành tinh này, và dân số loài người vẫn ngày một tăng lên. “Chính chúng ta cũng là một loại dịch bệnh”, ông viết, và là đối tượng dễ dàng cho một đại dịch chết người dễ dàng đánh gục cả nền văn minh nhân loại.
Sự xuất hiện của những căn bệnh lây truyền từ động vật – những mầm bệnh tìm đến chúng ta từ những loài sinh vật khác – không phải điều gì mới mẻ, nhưng đang có xu hướng tăng lên, và Quammen đi tìm lý do ẩn sau hiện tượng đó trong chương cuối cùng của cuốn sách: dân số khổng lồ của loài người, cùng với lượng gia súc vô cùng lớn, sự hủy diệt của môi trường sống tự nhiên, những hệ sinh thái bị phá vỡ – những thứ hoàn toàn có thể biến thành cuộc tranh cãi về sự trả thù của tự nhiên lên loài người. Nhưng Quammen không phải một nhà hoạt động vì môi trường đầy lãng mạn và lòng trắc ẩn. Ông nhấn mạnh, một cách đầy cẩn trọng, rằng con người chính là một phần của tự nhiên – và đó chính là vấn đề.
Về tác giả: David Quammen
Một trong những nhà báo và tác giả ảnh hưởng nhất hiện nay, ba lần được trao tặng giải thưởng Tạp chí Quốc gia Hoa Kỳ. Các bài viết của ông được đăng tải trên các tạp chí nổi tiếng như National Geographic, New York Times, Rolling Stone và Harpers.
Cuốn sách Nguồn gốc dịch bệnh, được xuất bản năm 2012, mang đến góc nhìn khoa học về các mầm bệnh gây bệnh trên động vật, và đôi khi lây truyền cho chính con người. Bằng kiến thức và trải nghiệm thực tế, những phân tích – cũng như dự đoán – của ông đã thu hút sự quan tâm và chú ý của rất nhiều phương tiện truyền thông trên toàn thế giới.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Alphabooks |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Dân Trí |
SKU | 5826414993250 |
how psychology works dinh dưỡng xanh khoa học về nấu ăn emma phạm chế độ ăn trường thọ thức ăn quyết định số phận của bạn da liễu bí quyết bấm huyệt chữa bệnh sức khoẻ trong tay bạn cẩm nang hướng dẫn thải độc và chế độ ăn uống lành mạnh thực dưỡng ohsawa bấm huyệt lắng nghe cơ thể tương lai sau đại dịch covid cơ thể tự chữa lành chữa lành ánh sáng bản thể tâm lý học kính tế vĩ mô để yên cho bác sĩ hiền how science works ung thư sự thật hư cấu gian lận mật mã tiểu đường 3 phút sơ cứu tự chữa lành cơ thể bí mật dinh dưỡng hệ miễn dịch nhân tố enzyme sang chấn tâm lý - hiểu để chữa lành ung thư tin đồn và sự thật ăn gì không chết