LỜI NÓI ĐẦU
Kiến trúc cổ điển của Trung Quốc cổ đại là một viên ngọc sáng và là một phần hết sức quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa.
Nhưng khi chúng ta thưởng thức viên ngọc sáng này, có nhiều thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành trở thành rào cản khiến chúng ta không thể hiểu hết. Kiến trúc cổ điển của Trung Quốc cổ đại chính là kết tinh của sự sáng tạo và trí tuệ người xưa, nó hoàn toàn khác biệt với nghệ thuật đương đại mà chúng ta quen thuộc, hay những kiến trúc mà chúng ta đang sống và làm việc. Các nghệ nhân xưa không chỉ vận dụng kích thước và tỷ lệ vào kiến trúc một cách khéo léo mà trong phần bố cục cũng thể hiện rõ tiết tấu và nhịp điệu, hơn nữa còn sử dụng phép ẩn dụ và liên tưởng lồng ghép vào hình tượng nghệ thuật. Những thực thể, kết cấu, hình thức thậm chí là cả màu sắc sẽ có nhiều thuật ngữ riêng của mình trong từng cấp độ và thể loại khác nhau. Nhưng những danh từ, động từ, tính từ này lại tương đối xa lạ so với ngôn ngữ ngày nay chúng ta thường dùng. Điều này khiến cho thế hệ hiện tại cảm thấy khó khăn hơn trong việc tiếp cận với ngôn ngữ cổ xưa để hiểu thêm về kiến trúc cổ điển của Trung Quốc.
Những nhà nghiên cứu về văn vật, khảo cổ và cả kiến trúc cổ điển của Trung Quốc cổ đại, kiến trúc thành thị, vườn cảnh, tôn giáo, lịch sử khoa học kỹ thuật, lịch sử nghệ thuật, và những giáo viên, nghiên cứu sinh trong các trường học đều cần một cuốn sách bằng hình ảnh làm công cụ hỗ trợ học tập và nghiên cứu, góp phần giải quyết những khó khăn cho người đọc khi tiếp cận với những loại sách liên quan tới kiến trúc cổ điển của Trung Quốc. Quyển sách này ra đời cũng chính từ nguyên nhân đó.
Lịch sử hình thành từ ngữ kiến trúc cổ điển Trung Quốc có một khoảng thời gian tích lũy tương đối dài. Ngay từ thời chưa có chữ viết, tổ tiên người Hoa Hạ đã sáng tạo ra hai hình thức nhà ở nguyên thủy đó là “nhà hang" và "nhà tổ chim”. Sau này mới hình thành các kiểu nhà bằng vật liệu gỗ và gạch ngói. Hình thức xây dựng này duy trì tới hàng nghìn năm, bởi vậy trong từng thời kỳ lịch sử đều có nhiều từ vựng về kiến trúc được bổ sung.
Ngoài yếu tố lịch sử phát triển lâu dài, sự đa dạng trong kiến trúc cổ điển của Trung Quốc cổ đại cũng là một trong những nguyên nhân khiến kho tảng từ vựng của lĩnh vực này hết sức phong phú. Kiến trúc Trung Quốc cổ điển bao gồm: cung điện, thành thị, đền thờ, lăng tẩm, chùa chiền, đạo quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu đường, văn miếu, nha môn, từ đường, học cung, nhà kho, thành lũy, vườn cảnh, chùa trong hang đá, đài quan sát khí tượng, nhà dân, cổng chào, hí đài, cầu, Mỗi từ trong đó đều bao hàm rất nhiều hàm ý.
Trong lúc biên soạn, thu thập từ ngữ, giải thích nội dung trong cuốn sách, tác giả không tránh khỏi sai sót, mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
Vương Kỳ Quân
***
Sách tranh in màu toàn bộ, bìa cứng
KIẾN TRÚC TRUNG HOA Bằng Tranh
Tác giả: Vương Kỳ Quân
Dịch giả: Cao Xuân Thành – Nguyễn Thị Thanh Tâm
Nhà phát hành: Edibooks
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Năm phát hành: 2023
ISBN: 978-604-77-9345-7
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa cứng
Kích thước: 20,5x28,5 cm
Số trang: 439 trang
Cân nặng: 1500 grams
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Edibooks |
---|---|
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 439 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 9517545054207 |