Giới thiệu Sách Thế Lực Khách Trú Và Vấn Đề Di Dân Vào Nam Kỳ (Tái Bản 2019)
Công ty phát hành: Cty Sách Tao Đàn
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Tác giả: Đào Trinh Nhất
Loại bìa: Bìa Mềm
Số trang: 242
Năm xuất bản: 2019
Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ viết về lực vấn đề người Tàu ở nước ta hồi đầu thế kỷ 20. Đã từng có một làn sóng tẩy chay hàng Tàu diễn ra rất sớm vào những năm đầu thế kỷ trước, bắt đầu từ Sài Gòn và lan rộng ra trên cả nước ta. Điều gì đã làm người dân Việt Nam lúc ấy làm nên phong trào này? Ấy là bởi thế lực của của các Chú Khách Tàu ở Nam kỳ. Dân tàu di dân sang nước ta, làm kinh tế, làm thương mại, làm nông dân, làm ngư dân, làm tất cả những ngành nghề chân lấm tay bùn và cả làm tội phạm nữa. Họ lập bang hội, họ cưới vợ bản xứ, họ sinh con đẻ cái, phát triển tư bản, không gì là các Chú Khách không làm. Như tằm ăn rỗi, các Chú Khách đã thao túng gần như được toàn bộ nền kinh tế Nam kỳ những năm đầu thế kỷ 20. Dân Việt mất toàn bộ thị phần kinh tế ngay trên chính xứ sở của mình. Vậy làm thế nào để xử lý được vấn đề này? Học giả Đào Trinh Nhất đã đưa ra được giải pháp xác đáng để vãn hồi nền kinh tế trong nước lúc ấy và làm thế nào nào để Nam Trung Bắc chung tay chống lại được thế lực các Chú: đó là di dân vào Nam và phát triển nền kinh tế. Khi sách được xuất bản lần đầu tiên năm 1924, lịch sử sự đọc vẫn chưa quên, Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ đã từng gây nên một “best-seller lộn kèo”, sách vừa ra đến tiệm thì các nhóm Khách trú đã thuê sẵn người, mua vét cho kỳ hết mà đem đốt. Trích đoạn tác phẩm “Dân Tầu ở châu Á không khác gì dân Do Thái ở châu Âu, hễ gầm giời này, chỗ nào có thể kiếm ăn được, là thấy có gót chân họ, một người Hoa kiều ở Nam Dương quần đảo nói rằng: “Người đời chỉ nói phàm chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu đến, không chỗ nào không có ngọn cờ nước Anh, ta cho rằng phàm chỗ có nước bể chảy đến, không chỗ nào không có người Hoa kiều”. Thật ra thì cái gót chân người Tầu, chẳng những thấy những chỗ có nước bể chảy đến mà thôi, tức chí hoang cắc như Tây Bá Lợi Á, xa xôi như mấy nước Nga, nước Áo ở giữa châu Âu cũng tìm thầy họ, có người nói: Hoa kiều rải rác ra các địa vực, rộng bằng người Anh, sức giàu có bằng người Do Thái, chịu khó như người Ấn Độ, nhanh nhẹn như người Nhật Bản, đến như cái số kiều dân của họ ở đâu cũng đông, thì không kiều dân nước nào bì kịp được.” Đôi nét về tác giả Đào Trinh Nhất (1900-1951), tự Quán Chi, là nhà văn, nhà báo hàng đầu Việt Nam giữa thế kỷ 20. Khi viết văn, viết báo, ông ký nhiều bút hiệu: Nam Chúc, Viên Nạp, Hậu Đình, Tinh Vệ, Bất Nghị, Vô Nhị, Hồng Phong, Anh Đào, XYZ,… Ông được người trong giới cầm bút đánh giá là người có cách làm việc nghiêm túc, thận trọng và là người đã biết dùng ngòi bút nghệ thuật làm sống lại nhiều tư liệu đã mai một trong lịch sử cận đại Việt Nam.
Giá JAN