Giới thiệu Sách - Ngôn Ngữ Mạng
Ngôn Ngữ Mạng
Nhà phát hành: Vinabook JSC
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Ngày xuất bản: 11-2019
Kích thước: 14 x 21 cm
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Loại bìa: Bìa mềm
Loại sách: In trắng đen
Số trang: 366
NỘI DUNG SÁCH
1. Nếu như theo cách nói của F. de Saussure, có bao nhiêu vùng miền sẽ có bấy nhiêu phương ngữ địa lí, thì ngôn ngữ học xã hội cho rằng, có bao nhiêu nhóm xã hội sẽ có bấy nhiêu phương ngữ xã hội. Phương ngữ xã hội có thể hiểu một cách đơn giản là các biến thể của ngôn ngữ được sử dụng của nhóm xã hội cụ thể. Chẳng hạn, trong xã hội có sự phân chia về tuổi, giới, nghề nghiệp, địa vị, v.v... tương ứng, sẽ có phương ngữ tuổi, phương ngữ giới, phương ngữ nghề nghiệp, phương ngữ địa vị, v.v... Ở các phương ngữ này, cùng với việc sử dụng các biến thể ngôn ngữ chung là các biến thể ngôn ngữ mang phong cách riêng của mỗi nhóm xã hội.
Từ cách nhìn nhận trên cho thấy, sự xuất hiện của các cộng đồng mạng với thành viên là cư dân mạng thì tất sẽ có biến thể ngôn ngữ trên mạng; gọi tắt là "biến thể ngôn ngữ mạng".
Biến thể ngôn ngữ mạng thuộc về phương ngữ xã hội: sự xuất hiện của các cộng đồng mạng với thành viên là cư dân mạng thì tất sẽ có biến thể ngôn ngữ mạng. Cùng với tiếng lóng, ngôn ngữ mạng là một trong hai phương ngữ xã hội đặc thù. Nếu như tiếng lóng được coi là ngôn ngữ giao tiếp và cũng là ngôn ngữ để nhận diện nhóm xã hội, thì ngôn ngữ mạng mang đặc thù của phương ngữ cá nhân của các cư dân mạng và của cộng đồng mạng nói chung, từng cộng đồng mạng cụ thể nói riêng. Điều đáng chú ý là, tuy thuộc về phương ngữ xã hội với phong cách giao tiếp cá nhân nhưng ngôn ngữ mạng lại được “xã hội hóa” nhờ mạng xã hội. Không chỉ có vậy, các biến thể ngôn ngữ mạng còn chịu sự chi phối, tác động của thoại trường giao tiếp, đó là không gian được coi là “ảo”. Tại đó, các cư dân mạng có thể giãi bày mọi điều, trò chuyện đủ thứ, từ những sự kiện lớn mang tầm quốc tế, quốc gia đến những câu chuyện rất riêng tư, thậm chí rất vụn vặt đời thường bằng thứ ngôn ngữ mang phong cách của riêng mình. Nhờ đó, ngôn ngữ mạng được hình thành, tồn tại và sử dụng trong cộng đồng mạng.
2. Các biến thể ngôn ngữ mạng tiếng Việt được khảo sát, nghiên cứu trên tư liệu thu thập được qua SMS, Blog, Facebook.
Giá PLENA