Giới thiệu Sách - Để đời nhàn tênh
Để đời nhàn tênh
(Tặng kèm Postcard bốn mùa ngẫu nhiên)
Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả : Ryunosuke Koike
Dịch giả: Hương Linh
Nhà xuất bản: Hà Nội
Số trang: 212
Khổ giấy: 13 x 19cm
Ngày xuất bản: 12/2020
[ThaiHaBooks] “Tôi thích bị khổ đau.”
Hẳn chúng ta đều nghĩ, trên thế gian làm gì có ai kỳ quặc như vậy. Mỗi người chúng ta, trên khía cạnh chủ quan, luôn tự nhủ: “Làm gì có chuyện muốn bị khổ đau, dù ít hay nhiều.”
Tuy nhiên, vượt ra ngoài phạm vi có thể tưởng tượng, thế giới này tồn tại bóng dáng khổ sở vì tức giận dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để tức giận, khổ sở vì lo lắng dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để lo lắng, khổ sở vì hối hận dù việc ta đã làm chẳng đáng phải hối hận. Những bóng dáng ấy chính là sinh vật sống mang tên con người, chính là chúng ta. Có lẽ bạn thấy khó tin, nhưng ở một tầng ý nghĩa nào đó, tâm lý ẩn sâu bên trong con người có xu hướng hoạt động theo chiều hướng “muốn khổ sở”.
Khi xuất hiện cảm giác “khổ sở”, bộ não sẽ tạo kích thích mãnh liệt. Lúc đó, con người sẽ cảm thấy “khó chịu, chán ghét”. Tuy nhiên, nếu đánh giá từ khía cạnh cơ chế trái tim con người, thì trái tim sẽ chào đón những khổ sở đó bởi trái tim “thích tiếp nhận nhiều kích thích”.
Ví dụ, khi công việc trục trặc, ta bị sốc vì ánh mắt lạnh toát từ chung quanh. Dĩ nhiên, khi ấy ai cũng thấy khó chịu đúng không? Lúc này, dù là ai đi nữa thì cũng muốn “không bị cuốn theo cảm xúc khó chịu, thay đổi tâm trạng bức bối lúc này”. Tuy nhiên, trên thực tế là cả nửa ngày trôi qua, ta vẫn bận tâm, bị cuốn theo sự việc khiến bản thân khó chịu, cảm thấy vô cùng khổ sở. Thậm chí, ta nghĩ: “Trời! Thất bại tới mức như thế, thật không tài nào tha thứ. Nếu đánh mất niềm tin của mọi người thì sao…”
Cứ như vậy, mỗi lần cảm thấy “khổ sở”, ta tiếp tục lặp lại vài lần. Thực ra, nguyên nhân của vòng xoáy lặp lại là vì trái tim chào đón cảm giác khổ sở mà chúng ta phải chịu đựng. Tôi nhận ra rằng, với tư cách là một sinh vật sống, việc chịu đựng cảm giác khó chịu có liên quan tới bản năng sinh tồn của con người. Để dễ dàng sống sót, ta có xu hướng chạy trốn khỏi sự việc tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự sinh tồn của bản thân. Nếu con người bị đặt trong tình trạng không thoải mái, bộ não sẽ phát ra tín hiệu khó chịu: “Nguy hiểm đấy. Phải chạy thôi”. Có thể nói, quá trình truyền đi hệ thống tín hiệu khó chịu đó chính là một cơ chế của sinh vật sống. Tín hiệu này hữu ích trong quá trình sinh tồn của con người nên bộ não bộ được cấu tạo để cảm nhận rằng: “Phát ra tín hiệu không thoải mái là việc làm có ích”.
Như vậy, tạm thời có thể nhận định, sự thực là, tín hiệu “khổ sở” giúp chúng ta né tránh sự nguy hiểm, là yếu tố hữu ích trong quá trình sinh tồn của con người. Tuy nhiên, trải qua mỗi lần như vậy, chúng ta lại ghi nhớ các thông tin tiêu cực quá đỗi mãnh liệt, lặp lại nó nhiều lần và khiến bản thân khắc ghi nó, từ đó biến chất thành khổ đau. Hẳn là bạn ngờ ngợ có chút kì quặc đúng không?
Nếu xét từ phương diện giúp tránh né mối nguy, việc kích thích nhiều lần mạch thần kinh khổ đau để ghi nhớ thông tin tiêu cực vẫn là hành động tốt. Tuy nhiên, nếu bắt đầu thấy khổ sở vì thất bại, thì dần dần trong công việc sẽ nảy sinh ý thức sợ hãi, cuộn trào cảm giác kém cỏi, muốn chạy trốn. Nếu bạn thấy khổ sở trong mối quan hệ với mọi người chỉ vì bị bạn thân nói lời tổn thương, bạn sẽ gặp rắc rối vì sợ hãi mối quan hệ giữa bản thân và mọi người xung quanh.
Khi thử nghĩ như vậy, bạn có thể hiểu, mạch thần kinh khổ sở vốn dĩ có ích cho việc chạy trốn khỏi nguy hiểm lại sẽ mang nguy hiểm đến bên bạn, chẳng hạn như bạn sẽ cứ mãi khắc ghi câu chuyện khó chịu, bám chặt lấy ý thức sợ hãi, hay có thói quen muốn chạy trốn.
Nếu để mạch thần kinh khổ sở hoạt động mạnh mẽ và biến thành thói quen, tâm hồn sẽ trở nên dễ phấn khích, dễ nóng giận, dễ hoang mang, dễ bực tức, phá vỡ sự yên tĩnh và ôn hòa vốn có.
Vì thứ thuốc mê gây ra sự khó chịu bên trong não bộ, khiến tâm hồn rơi vào trạng thái không thoải mái, giống như liều thuốc gây nghiện, nên dù tuyệt đối chẳng hay ho, chúng ta lại dễ dàng nhào nặn thành thói quen của bản thân. Và chỉ cần bị phê bình một chút, chỉ cần tin nhắn trả lời của người khác chậm một chút thôi, bạn sẽ tức giận ngay lập tức. Lúc này, “khổ đau” biến chuyển thành thói quen.
Thói quen “khổ đau” càng nhuốm màu đen đặc vào tâm hồn, trái tim càng dễ hưng phấn, đồng thời vô tình khiến thái độ dành cho người khác không còn khe hở để bình tĩnh. Đương nhiên, việc này gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với mọi người.
“Nỗi khổ đau” được tạo thành để bạn sống tiếp cuộc đời sẽ dần gặm nhấm thần kinh bạn như ma túy. Khi phó mặc cho khổ đau, con người sẽ cuồng loạn. Để chặn đứng cơn cuồng loạn ấy, hãy cùng tôi luyện tập bài “Đừng khổ đau vô nghĩa”. Đó là chủ đề cốt lõi của cuốn sách bạn đang cầm trên tay.
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Giá CROWN