Pháp Luật Quốc Tế Về Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản Biển Và Thực Tiễn Của Việt Nam

Chiếm hơn 71% bề mặt trái đất, từ bao đời nay, biển và đại dương đã trở thành cái nôi cho sự sống của nhân loại. Bước sang thế kỷ 21, “Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển ngày càng trở thành...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Pháp Luật Quốc Tế Về Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản Biển Và Thực Tiễn Của Việt Nam

Chiếm hơn 71% bề mặt trái đất, từ bao đời nay, biển và đại dương đã trở thành cái nôi cho sự sống của nhân loại. Bước sang thế kỷ 21, “Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển ngày càng trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù quốc gia có biển hay không có biển. Sự cạn kiệt của những tài nguyên trên đất liền, sự chật chội của không gian kinh tế truyền thống do sự bùng nổ dân số không ngừng gia tăng đã khiến các quốc gia ngày càng quan tâm và hướng ra biển.
Cùng với những nguồn tài nguyên phong phú khác, khoáng sản biển từ lâu đã mang lại những giá trị kinh tế lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Với sự hỗ trợ đắc lực của những tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người ngày càng thành công trong việc chinh phục đại dương, làm chủ nguồn tài nguyên biển. Bên cạnh những ý nghĩa kinh tế to lớn mà biển đem lại, quá trình khai thác tài nguyên của các quốc gia cũng đặt ra không ít vấn đề. Đó là nguy cơ cạn kiệt tài nguyên do khai thác quá mức; những tác động xấu tới môi trường phát xuất từ hoạt động khai thác và đặc biệt là những tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia có thể đe dọa đến hòa bình, an ninh thế giớ
Nằm bên bờ Tây của biển Đông, biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới, biển Việt Nam khá giàu tài nguyên khoáng sản. Ngoài dầu khí, đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện các tích tụ công nghiệp một loạt các khoáng vật quặng và phi quặng (sa khoáng) và các biểu hiện của glauconit, pirit, thạch cao, kết hạch sắt - mangan, cát vôi san hô, trong đó, có một số mỏ sa khoáng có ý nghĩa kinh tế như các mỏ có chứa Inmenit, Rutm, Monazit, Ziacon và các biểu hiện Manhêtit, Caxiterit, Vàng, Crôm, Corindon, Topa, Spiner. Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này với tổng tiềm năng dầu khí được dự báo, đánh giá khoảng 3,8 - 4,2 tỷ tấn dầu quy đổi và khoảng 150 tỷ m khối khí. Ngành dầu khí đã phát hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu khí, đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu thô, góp phần rất quan trọng cho sự ổn định, phát triển nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đã cung cấp gần 35 tỷ m khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35% - 40% nhu cầu u-rê và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh. Bên cạnh những ý nghĩa to lớn về kinh tế cũng như xã hội mà dầu khí mang lại, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số những thách thức lớn: Một là, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có thể phát sinh trong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí như rò rỉ hay tràn dầu có thể xảy ra do hỏng hóc máy móc, thiết bị trên giàn khoan hoặc trong quá trình chuyển tải dầu của tàu cung ứng, hay do sự hư hỏng của các bồn chứa dầu trên giàn khoan cũng như tàu dịch vụ; sự biến đổi của môi trưòng sinh thái biển do các hóa chất được sử dụng, chất thải thải ra trong quá trình thăm dò, khai thá; hai là, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên trong tương lai khi hầu hết các mỏ dầu ở Việt Nam đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên, mỏ Bạch Hổ cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của Tổng công ty dầu khí Việt Nam từ trước đến nay, đã vào giai đoạn suy kiệt; ba là, sự phức tạp trong các tranh chấp tại biển Đông ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, đe dọa nghiêm trọng an ninh, lợi ích quốc gia trên biển.
Nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, giảng dạy và phổ biến, tuyên truyền pháp luật quốc tế, tác giả đã mạnh dạn biên soạn cuốn sách "Pháp luật quốc tế về quản lý tài nguyên khoáng sản biển và thực tiễn của Việt Nam Cuốn sách cố gắng phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và pháp lý về quản lý tài nguyên khoáng sản biển trong pháp luật quốc tế; cung cấp những thông tin về thực tiễn quản lý tài nguyên khoáng sản biển, cụ thể là dầu khí của Việt Nam và một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nguồn tài nguyên này.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá BITCOIN

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà Sách Dân Hiền
Ngày xuất bản2020-07-25 08:45:35
Loại bìaBìa mềm
Số trang380
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Công An Nhân Dân
SKU5969110237575
Liên kết: Phấn phủ kiềm dầu Oil Clear Smooth & Bright Pact TheFaceShop