NGÔN NGỮ VÀ THÂN XÁC - CA TỤNG THÂN XÁC (trọn bộ 2 cuốn) - NGUYỄN VĂN TRUNG - NXB TỔNG HỢP TPHCM -

 Như vậy thêm một tri thức miền Nam trước 1975 được tái bản. Đó là Nguyễn Văn Trung.Bài giới thiệu của Tri Văn dưới đây.NGÔN NGỮ VÀ THÂN XÁC - CA TỤNG THÂN XÁC ****Về mặt triết học thuần túy, Nguyễn...
Công ty:Bamboo Books
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu NGÔN NGỮ VÀ THÂN XÁC - CA TỤNG THÂN XÁC (trọn bộ 2 cuốn) - NGUYỄN VĂN TRUNG - NXB TỔNG HỢP TPHCM -

 

Như vậy thêm một tri thức miền Nam trước 1975 được tái bản. Đó là Nguyễn Văn Trung.
Bài giới thiệu của Tri Văn dưới đây.

NGÔN NGỮ VÀ THÂN XÁC - CA TỤNG THÂN XÁC

****
Về mặt triết học thuần túy, Nguyễn Văn Trung có hai cuốn tiêu biểu: Ca tụng thân xác (1967) và Ngôn ngữ và thân xác (1968).

Ca tụng thân xác được viết dưới ngòi bút của một triết gia. Ông dùng hiện tượng luận để phân tích vấn đề thân xác, xưa nay vẫn bị khinh miệt, đặc biệt trong tôn giáo: Theo ông, đời sống tu trì có ba kẻ thù chính: "Satan, Ma quỷ cám dỗ thế gian và xác thịt". Trong ba kẻ thù này xác thịt nguy hiểm nhất vì là nội thù.

Cách đề phòng hữu hiệu nhất là phải khủng bố thường xuyên xác thịt bằng cách hãm mình, ăn chay và đánh tội.

Một đức tu như thế nằm trên quan niệm nhị nguyên về con người: phân biệt tinh thần với thể xác, có từ thời cổ Hy Lạp; coi trọng đời sống tinh thần, còn vật chất và thân xác bị coi như những chướng ngại vật ngăn cản con người hướng thượng.

Sự khủng bố thể xác là một thứ "sa đích đạo đức". Thân xác bị lãng quên, bị bỏ quên, con người đâm ra không biết gì về thể xác của mình: Con người xa lạ với thể xác của mình. Triết học hiện đại (hiện sinh) cho rằng không thể tách rời thể xác với tinh thần: Khi ốm đau, đói khát, thì tinh thần cũng chịu, không thể minh mẫn mà suy nghĩ được, cho nên: Tôi là thể xác tôi. Do đó có thể nói: con người hiện diện ở đời bằng thân xác, nhưng lại ở trong một tình trạng vong bản vong thân thường xuyên, nghiã là quên mình vì tâm trí lúc nào cũng ở nơi khác, ở đâu đó, chỉ chăm chú đến những đối tượng ngoài mình.

Vì vậy con người cần phải "khám phá" lại mình, khám phá thân xác, lúc ốm đau đói rét, lúc soi gương, lúc xấu hổ e thẹ để thấy rằng "thân xác là một thực tại mở".

Biện chứng mở giải thích vấn đề dục tính và đưa đến kết luận: thân xác là một giá trị. Ca tụng thân xác là ca tụng con người. Không chỉ có tinh thần mới thiêng liêng, thân xác cũng thiêng liêng. Vấn đề không phải là chối bỏ hay hủy diệt thân xác, nhưng phải làm sao đảm nhiệm được một cách đích thực sứ mệnh làm người trong thân phận của mình, là một vật có thân xác.

Nguyễn Văn Trung viết Ca tụng thân xác với chủ đích tố cáo những nền văn minh, những chủ nghiã duy thần, duy linh, duy tâm giả dối nói chung trên trái đất và tiếp theo đó ông viết Ngôn ngữ và thân xác để trình bày vấn đề thân xác nhìn từ hoàn cảnh riêng biệt của Việt Nam.

Trước hết ông nêu vấn đề: Có tư tưởng Việt Nam hay không? Nếu có thì nó nằm ở chỗ nào? Để tìm hiểu tư tưởng Việt Nam, ông nêu câu hỏi: Chúng ta có triết học hay không?

Và ông đề nghị: nên dùng chữ triết lý để chỉ định triết lý như một thái độ sống bao hàm một quan niệm sống, và triết học để chỉ định triết lý như một tri thức có hệ thống về cuộc đời.

Như vậy triết lý là thái độ sống, thì có thể là của một cá nhân hay một cộng đồng; còn triết học là một tri thức có hệ thống thì bao giờ cũng chỉ là của một cá nhân, như Triết học Aristote, triết học Kant, triết học Khổng Tử

Kết luận: người Việt Nam có triết lý mà không có triết học.

Tại sao?

Ông giải thích: Vì sự lệ thuộc văn hoá ngoại bang trong nhiều thế kỷ: Sĩ phu Việt chống Tàu, nhưng chấp nhận và sùng bài ý thức hệ Nho giáo, trọng sách thánh hiền, không dám tự nghĩ, tự sáng tạo. Đến thời Pháp thuộc, vần đề cũng lại như thế: Trí thức Việt chống Pháp nhưng lệ thuộc vào văn hoá tư tưởng của Pháp. Và đó cũng là vấn đề chung của các nước nhỏ bên cạnh nước lớn như Bỉ, Thụy Sĩ, Luxembourg bên cạnh Pháp, Đức. Cho nên, chúng ta chỉ có triết lý dân tộc.

Vậy triết lý ấy nằm ở đâu?

- Ở trong ngôn ngữ.

Những triết gia theo hiện tượng luận như Heidegger, coi ngôn ngữ như "cái nhà, đền thờ của hữu thể". Con người hiện diện bằng thân xác, do đó, ngôn ngữ và thân xác là hai yếu tố cấu thành nên tư tưởng dân tộc Việt Nam và ông đã dùng hiện tượng luận để phân tích vị trí của thân xác trong hệ thống ca dao, tục ngữ và ngôn ngữ tục của người Việt.

Thụy Khuê
------
GS. NGUYỄN VĂN TRUNG sinh năm 1930 tại Hà Nam, là nhà giáo, nhà văn - triết Việt Nam.
- Bút hiệu khác: Phan Mai, Hoàng Thái Linh
- 1950 - 1955: Du học tại Pháp và Bỉ, ngành Triết học
- Cuối năm 1955: Về Sài Gòn, dạy Triết học tại trường Chu Văn An
- Từ năm 1957: Dạy Triết học tại Viện Đại học Huế
- Năm 1961: Nhận bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Louvain (Bỉ)
- 1961 - 1975: Dạy Triết học và Văn chương tại Đại học Văn khoa Sài Gòn; tham gia các hoạt động xã hội và viết sách, viết báo
Là người chủ trương các tờ báo, tạp chí: Đại học (Huế), Sống đạo, Hành trình, Đất nước (Sài Gòn); viết bài cho các tạp chí Sáng tạo, Bách ; lập tủ sách “Đạo và Đời”
- Sau năm 1975: Tiếp tục nghiên cứu văn hóa và văn học tại TP. Hồ Chí Minh
- Từ năm 1994 đến nay: Định cư tại Montréal, Canada.

=================
NGÔN NGỮ VÀ THÂN XÁC - CA TỤNG THÂN XÁC
Tác giả: Nguyễn Văn Trung
Khổ sách: 14x20cm
Tổng số trang: 356

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CATCH

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhLiên kết với tác giả
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
SKU8704125214663
Liên kết: Set 5 miếng Mặt nạ Hồng Sâm Real Nature Red Ginseng TheFaceShop