Giới thiệu LEONARDO DA VINCI - WALTER ISAACSON -
Có những cuốn sách thuộc về cảm tình cá nhân. Tôi đọc năm 2018 và mở ra cả bầu trời tri thức nghệ thuật trong tôi. Đọc xong tôi hiểu Nghệ Thuật là ĐỜI NGƯỜI. Và chẳng có gì tạo nên nó ngoài nỗ lực trau dồi của bản thân. Ẩn bản này hay từ nguyên tác - ngọt ngào từ bản dịch. GIẢI SÁCH QUỐC GIA 2019 TIểu sử LEONARDO DA VINCI Walter Isacsson Phương Lan dịch *** Tùng Hoàng review: LEONARDO DA VINCI – TÔI CÒN CÓ THỂ VẼ Tác giả: Walter Isaacson Điểm đánh giá: 9.5/10 “Tôi chẳng có tài năng gì đặc biệt, tôi chỉ tò mò một cách say sưa” - Albert Einstein Leonardo da Vinci (1452-1519) không chỉ là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất, mà còn là một trong những thiên tài toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại. Con người tài hoa này là tác giả của rất nhiều bức tranh đẹp, đầy mê hoặc và huyền bí trong nghệ thuật phương Tây. Vậy nhưng kỳ lạ thay, trong thâm tâm ông vẫn luôn coi mình là môn đồ nhiệt thành của khoa học và kỹ thuật chứ không phải hội họa. Trong một bức thư xin việc, chỉ đến dòng cuối cùng, ông mới tự nhận mình là nghệ sỹ: “Cũng tương tự như vậy trong hội họa, tôi có thể vẽ mọi thứ”. Thomas Edison thường nói, thiên tài chỉ là 1% bẩm sinh, 99% là từ nỗ lực. Không có thành công nào đến một cách dễ dàng, dù là với người có thiên chất bẩm sinh như Leonardo nếu không tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Leonardo là một môn đồ của cả kinh nghiệm và tri thức sẵn có, “rất nhiều lần trong sổ tay, ông đã ghi lại những biến thể khác nhau của cùng một câu “điều này có thể được chứng minh bằng thực nghiệm”. Ở ông có sự tò mò muốn khám phá mọi thứ một cách say sưa đến gần như cuồng tín, cùng khả năng quan sát sắc bén, đắm đuối đến gần như ma mị, năng lực này có lẽ gắn với tuổi thơ ngập tràn tình yêu với thiên nhiên trong khi không phải sa đà vào đống tri thức ước lệ của nhà trường. Điều khiến ông khác biệt so với những con người thông minh xuất chúng khác của nhân loại chính là năng lực sáng tạo, khả năng sử dụng trí tưởng tượng để lĩnh hội tri thức. Và một điều thật may mắn, các ý tưởng thiên tài và trí tuệ của ông được thể hiện rõ nhất trong hơn 7200 trang giấy chứa những ghi chép cùng chú thích của ông mà kỳ diệu thay vẫn còn tới ngày nay. Năm trăm năm sau, các trang sổ tay của Leonardo vẫn còn làm kinh ngạc và truyền cảm hứng cho hậu thế. Giấy đã thể hiện mình là công nghệ lưu trữ thông tin siêu việt, vẫn còn đọc được sau từng ấy năm, trong khi những dòng trạng thái trên mạng xã hội của chúng ta có lẽ sẽ không thể tồn tại lâu đến vậy. Và may thay, Leonardo không đủ giàu có để phung phí giấy viết, vậy nên ông chèn vào từng chỗ trống nhỏ những hình vẽ đa dạng cùng nhừng dòng chữ viết theo lỗi chữ gương. Tràn ra bên lề, vô tình hay hữu ý, là những phép tính, hình vẽ phác cậu trai trẻ xinh đẹp tinh quái mà ông yêu quý, những chú chim, thiết bị bay, dàn cảnh sân khấu, các xoáy nước, mạch máu, những cái đầu kỳ quái, thiên thần, thiết bị dẫn nước, cành lá, hình sọ người đã cưa mở ra, mẹo vẽ tranh cho các họa sỹ, các cghi chú về mắt người và quang học thị giác, vũ khí chiến tranh, ngụ ngôn về loài vật, các câu đố và các hình nghiên cứu cho các bức Sự xuất sắc trong nhiều lĩnh vực trải dài trong các cuốn sổ tay của ông chính là dữ liệu đồ sộ nhất về Leonardo - “Người đàn ông tò mò nhất lịch sử” như nhà lịch sử nghệ thuật lừng danh Kenneth Clark đã ví von. Mặt khác, Leonardo cũng là một con người thuần túy như chúng ta, bằng chứng rõ ràng nhất rằng ông không phải thần thánh chính là hàng loạt dự án mà ông bỏ dở. Một tượng đài chiến mã mà những người lính bắn cung đã phá tan tành, một cảnh tượng về Sự sùng kính và một trận chiến trên tường mãi mãi dở dang, những thiết bị bay chẳng bao giờ cất cánh, những chiếc xe bọc thép chẳng bao giờ lăn bánh, một dòng sông không bao giờ được nắn dòng và nhiều trang lý thuyết xuất sắc chất đống không bao giờ được xuất bản. Tất cả là do bản tính trì hoãn, mong cầu sự toàn mỹ và luôn lấy sự hoàn hảo làm kẻ thù của cái tạm được ở ông. Nhưng không đơn giản như vậy, Leonardo đòi hỏi trong sự trì hoãn đó là tinh thần miệt mài lao động, thu nhận dữ liệu thực tế cùng các ý tưởng và nghiền ngẫm thật kỹ càng cho các tác phẩm của mình. Trong một lần công tước Ludovico, một trong rất nhiều Nhà bảo trợ đang không ngừng thúc giục ông về thời hạn hoàn thành tác phẩm, ông đã nói với họ về công việc sáng tạo của người nghệ sỹ đòi hỏi thời gian để ý tưởng chín muồi và trực giác trở nên rõ ràng: “Những bậc kỳ tài đôi khi vươn tới thành tựu vĩ đại nhất khi họ làm việc ít nhất, bởi khi ấy tâm trí họ còn đang mải miết với những ý tưởng cùng tri nhận về sự hoàn mỹ, mà chính từ đó họ mới mang lại cho chúng những hình hài cụ thể”. Với đặc thù công việc tư vấn thiết kế và sống với các mốc deadline hoàn thành dự án như tôi, ông quả là một tấm gương để tôi hướng về mỗi khi “lụt” một dự án nào đó. Một điều đặc biệt, thời kỳ của ông cũng gắn liền với sự phát triển của công nghệ in ấn cùng những phát minh đột phá của Gutenberg, và rất nhiều những cuốn sách mới đã được in ra, phổ biến tri thức khắp châu Âu. Leonardo cũng không phải là ngoại lệ, ông đã ghi lại nhiều lần những cuốn sách ông hy vọng có thể tìm ra hay mượn được. Ông viết trong sổ tay: Quý ông Stefano Capono, một nhà vật lý học, sống ở Piscana, có sách của Euclid.” “Vespuci sẽ cho tôi một cuốn sách về Hình học”. Và trên một danh sách những việc cần làm, ông viết: Một cuốn sách về đại số mà nhà Marliani đang giữ, do cha của họ viếột cuốn sách về kiến trúc Milan và các nhà thờ của nó, sắp có tại các hiệu sách nằm gần con đường tới Corduso”. “Phải cố có được một cuốn sách của Vitolone, hiện nằm ở thư viện Pavia, và theo đuổi toán học”. Với món sách vở này, quả thật Leonardo cũng là một mọt sách như chúng ta Là một tượng đài của thời kỳ Phục hưng, Leonardo, trong nghệ thuật và trong cuộc đời, từ lúc ông sinh ra đến khi qua đời, vẫn luôn có một tấm màn bí ẩn. Chúng ta không thể vẽ chân dung cuộc đời ông bằng những đường nét rõ ràng, và cũng chẳng nên làm vậy, bởi ông cũng đã không vẽ nàng Mona Lisa theo cách đó. Có gì đó thật đẹp khi ta dành lại một chút cho trí tưởng tượng của riêng mình. Leonardo biết rằng những viền nét của thực tế chắc chắn mờ nhòa, nó luôn để lại một chút gì đó không chắc chắn mà chúng ta nên nắm bắt lấy. Cách tốt nhất để ta tiếp cận cuộc đời ông chính là dùng cách mà ông đã tiếp cận thế giới: đầy tò mò và ngưỡng vọng những điều kỳ diệu vô biên. Sau 42 năm kể từ khi cuốn sách về Leonardo da Vinci được phát hành mở đầu cho Tủ sách Danh nhân của Nhà xuất bản Văn hóa, một lần nữa, chúng ta lại được đắm chìm trong những tác phẩm thiên tài của một con người tài năng, toàn diện và ưu tú của nhân loại. Lần này, cùng với sự đồng hành của Walter Isaacson, chúng ta đọc về Leonardo da Vinci để tự chiêm nghiệm bản thân, để tiếp thêm động lực cho cuộc sống từ một thiên tài xuất chúng. Trên tất cả, trí tò mò không ngơi nghỉ và các thử nghiệm của Leonardo gợi nhắc chúng ta về tầm quan trọng của việc gieo rắc, trong bản thân chúng ta và con cái, không chỉ tri thức sẵn có mà còn cả ý chí dám thách thức nó, để nuôi dưỡng trí tưởng tượng phong phú, và giống như những kẻ lạc lõng và nổi loạn nhưng đầy tài năng của mọi thời đại, để suy nghĩ khác biệt. Nào, các bạn cùng tôi lật giở những trang đầu tiên của cuốn sách để đọc về Leonardo nhé, như Albert Einstein đã nói: “Anh và tôi chẳng bao giờ thôi là những đứa trẻ tò mò đứng trước bí ẩn lớn mà từ đó chúng ta được sinh ra.” Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá CDOGE