Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Trong Phật Giáo Nguyên Thủy
120.000 đ
Uy tín
Giao toàn quốc
Được kiểm hàng
Chi tiết sản phẩm
Tình trạng
Mới
Công ty phát hành
Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
Ngày xuất bản
2019-02-02 10:23:32
Kích thước
14.5 x20.5 cmViện Nghiên Cứu Phật Học Việt NamTrung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Hán Truyền
Dịch Giả
Thích Hạnh Bình và Phương Anh
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
555
SKU
6658964243618

LỜI TỰA NGƯỜI DỊCH
Đài Loan-Trung Quốc là một hòn đảo rất nhỏ, như chiếc lá chè Olong, với diện diện tích chưa tới 36 ngàn km2, dân số có hơn 23 triệu người (năm 2018). Là đảo quốc mà Phật giáo rất thịnh hành, trong khoảng thời gian hơn 2 thập kỷ gần đây nhiều Tăng Ni Việt Nam đến đây tu học. Điều mà chúng ta cần chú ý nơi đây, vai trò người cư sĩ trong công tác hoàng pháp đáng để cho chủng ta nghiên cứu học tập, người cư sĩ không chỉ tham gia ủng hộ tài chính mà còn đứng bên sau Tăng già giữ vai trò cố vấn việc kiến thiết duy trì quản lý cơ sở, tổ chức, không chỉ hộ trì phương diện xây dựng quản lý mà còn tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu Phật học, có rất nhiều vị cư sĩ nổi tiếng về lĩnh vực nghiên cứu Phật học. Trong đó, Vu Lăng Ba là vị tiêu biểu, ông tham gia giảng dạy nhiều trường Phật học, như Viện Nghiên cứu Phật học Trung Hoa, Từ Minh, Phật Quang Sơn, Huyền Trang... trước tác hơn 30 tác phẩm nghiên cứu Phật học, như “Đức Phật giáo ở Nhân gian và Giáo lý cơ bản cùa Ngài”, “Nghiên cứu Lịch sử Tông giáo Triết học Ấn Độ”, uChú giải Bát Nhã Tám Kinh”, “Giáo lý Cơ bản của Phật giáo Nguyên thủy", "Khái luận Phật Học", "Duy Thức học Cương yếu", "Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo Nguyên thủy"
Qua đó cho thấy, ông chuyên nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy. Trong đó, “Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo Nguyên thủy" là tác phẩm chuyên thảo luận về đức Phật Thích Ca qua nguồn tư liệu A hàm (Phật giáo Nguyên thủy). Ông có cách phân tích lý giải về câu chuyện chung quanh cuộc đời đức Phật khá hợp lý thuyết phục, phù hợp với sự thật lịch sử. Tuy nhiên, trong tác phẩm này có một vài quan điểm mang tính cá nhân, cần được nghiên cứu thảo luận thêm, như ông phê phán kinh điển Đại thừa mô tả đức Phật mang tính thần thoại, tuy nhiên trên thực tế, cách mô tả thần thánh hóa này có nguồn gốc từ kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, cụ thể là ‘Kinh Hy Hữu Vị Tăng Hữu Pháp' thuộc “Kinh Trung Bộ”; cũng vậy ông cho rằng lý tưởng Bồ tát phi thật tế..., nhưng lý tưởng này lại bắt nguồn từ Jataka. Theo tôi, có sự dị biệt về cách mô tả về đức Phật bắt nguồn từ quan điểm của người nghe, không phải từ người nói pháp, giống như chương trình giáo dục có các cấp học khác nhau, trong ấy không cỏ chương trình nả